Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của Phó hiệu trưởng trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh bậc trung học cơ sở
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của Phó hiệu trưởng trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh bậc trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_cua_pho_hieu_truong_t.docx
Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của Phó hiệu trưởng trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh bậc trung học cơ sở
- UBND HUYỆN GIA BÌNH TRƯỜNG THCS ĐẠI LAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP NGÀNH TÊN SÁNG KIẾN: “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ ” Tác giả sáng kiến: Lưu Hồng Sơn Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Nơi công tác: Trường THCS Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Bộ môn: Quản lý giáo dục. ĐẠI LAI, THÁNG 12 NĂM 2020
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Cấp ngành Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp Ngành 1. Tên sáng kiến: “ Một số giải pháp của Phó hiệu trưởng trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh bậc trung học cơ sở” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao hiệu quả việc áp dụng đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THCS Đại Lai 3. Tác giả sáng kiến: - Họ tên: Lưu Hồng Sơn - Cơ quan, đơn vị: Trường THCS Đại Lai - Địa chỉ: Thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh - Điện thoại: 0915441246 - Email: songiangbimbop@gmail.com 4. Các tài liệu kèm theo: - Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến (đóng trong cuốn đề tài, sau đơn yêu cầu công nhận SK) Gia Bình, ngày 18 tháng 11 năm 2020. Tác giả sáng kiến Lưu Hồng Sơn
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “ Một số giải pháp của Phó hiệu trưởng trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh bậc trung học cơ sở” 2. Ngày sáng kiến được áp dụng: Sáng kiến được áp dụng lần đầu từ tháng 8 năm 2020 đến nay. 3. Các thông tin cần bảo mật: Tên các học sinh vi phạm pháp luật của trường. 4. Các giải pháp cũ thường làm và nhược điểm của nó: Các giải pháp cũ chưa nêu bật được những việc làm cụ thể, còn chung chung, chưa được phổ biến rộng rãi. Do vậy chưa tác động sâu sắc đến ý thức chấp hành pháp luật của học sinh. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, sự tác động của nền kinh tế tiên tiến đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện pháp luật của học sinh. Vì vậy những giải pháp mà tôi đưa ra cần được áp dụng thực tế, rộng rãi. Điều đó không chỉ giúp thực hiện nhiệm vụ môn học mà còn cải thiện đáng kể về tình trạng tuân thủ pháp luật của học sinh. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến: Giải pháp tôi đưa ra nhằm tuyên truyền sâu rộng hơn những kiến thức pháp luật của Nhà nước tới học sinh THCS một cách tích cực và hiệu quả, giúp học sinh có nhận thức đúng đắn kiến thức pháp luật, hình thành thói quen tuân thủ pháp luật. 7. Nội dung: 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến: Sáng kiến nêu ra 10 giải pháp cơ bản đã được áp dụng trong quá trình chỉ đạo ở trường THCS Đại Lai. Giải pháp 1: Cần lấy học sinh làm trung tâm trong giảng dậy pháp luật. Giải pháp 2: Cung cấp hệ thống kiến thức pháp luật một cách cụ thể, chính xác, gắn với yêu cầu giáo dục về ý thức, tư tưởng, tình cảm pháp luật cho học sinh. Giải pháp 3: Luôn luôn liên hệ với thực tế, hướng dẫn thực hành.
- Giải pháp 4: Gây ấn tượng sâu sắc. Giải pháp 5: Sử dụng tốt hình thức thời sự pháp luật và những vấn đề địa phương. Giải pháp 6: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Giải pháp 7: Tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật. Giải pháp 8: Xây dựng cơ sở vật chất cần thiết cho giảng dạy và giáo dục pháp luật. Giải pháp 9: Có quy chế và chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm thường xuyên. Giải pháp 10: Giáo viên tăng cường sử dụng sách “Những tình huống pháp luật” để phát huy khả năng ứng xử của học sinh trước các tình huống thực tế. * Kết quả của sáng kiến: Sáng kiến đã có tác động tích cực tới học sinh của toàn trường, giúp các em có hiểu biết nhiều hơn những kiến thức pháp luật. * Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp: Từ kết quả của công tác giáo dục pháp luật, nền nếp và học tập của học sinh được cải thiện rõ rệt, qua đó các em không chỉ lĩnh hội các phạm trù của đạo đức mà còn là nơi để học sinh tìm hiểu những kiến thức pháp luật liên quan đến bản thân và xã hội. 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng của sáng kiến: Những giải pháp trên đã được áp dụng trong nhà trường THCS Đại Lai, nơi tôi công tác và có kết quả tốt. Tuy nhiên những giải pháp này còn có thể áp dụng ở các cấp học cho học sinh, sinh viên từ Tiểu học, THCS, THPT và các trường chuyên nghiệp. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến: Nếu giải pháp này được áp dụng rộng rãi và tích cực thì không chỉ đáp ứng được nhiệm vụ của ngành giáo dục trong việc phát triển toàn diện con người mà còn hạn chế được những hiện tượng vi phạm pháp luật của học sinh, ổn định trật tự xã hội, phát huy được vai trò của học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. * Cam kết: Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Lưu Hồng Sơn
- MỤC LỤC Phần I: Mở đầu . . 3 I. Mục đích của sáng kiến . . . 3 II. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến . 3 III. Đóng góp của các giải pháp được trình bày trong skkn 4 Phần II: nội dung 5 Chương I. Khái quát thực trạng 5 Cơ sở lý luận 5 Cơ sở thực tiễn . .6 Chương II. Những giải pháp thực hiện .9 Chương III. Kiểm chứng các giải pháp qua việc ứng dụng trong một số bài cụ thể 19 Phần III. Kết luận . . . 29 Phần IV: Phụ lục . . .30 Tài liệu tham khảo 30
- QUY ƯỚC VIẾT TẮT - ATGT: An toàn giao thông. - BCH: Ban chấp hành. - CA: Công an. - GDCD: Giáo dục công dân. - UBND: Ủy ban nhân dân. - THCS: Trung học cơ sở. - TNGT: Tai nạn giao thông. PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Mục đích của sáng kiến. “Một Quốc gia có văn minh, hiện đại, phát triển hay không là nhờ vào một phần vô cùng quan trọng, đó là hệ thống Pháp luật chặt chẽ, động bộ, hợp lý. Tuy nhiên, khi có hệ thống Pháp luật như vậy rồi mà người dân không có ý thức chấp hành thì cũng vô dụng. Chính vì vậy, việc
- giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường học là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng của chương trình giáo dục Việt Nam. Đây cũng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược góp phần hình thành một cách vững chắc nhân cách của người công dân có ý thức chấp hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai. Do đó trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ra những nghị quyết, chỉ thị, trong đó khẳng định rằng để xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân cần "Đưa việc giáo dục pháp luật vào các trường học, các cấp học, từ phổ thông đến đại học là vô cùng quan trọng và cần thiết” Trong nghị quyết Đại hội X, Đảng ta khẳng định: "Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia cuộc vận động thiết lập trật tự kỉ cương và các hoạt động thường xuyên, xây dựng nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan nhà nước và trong toàn xã hội". Với tinh thần đó, trong thời gian qua, công tác giáo dục pháp luật trong hệ thống giáo dục quốc dân đã có những chuyển biến tích cực cả về nội dung, phương pháp và hình thức tiến hành. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống các vụ vi phạm pháp luật nói chung tội phạm nói riêng do nhiều nguyên nhân khác nhau, song trong đó luôn chứa ẩn nguyên nhân từ nhận thức pháp luật và thi hành pháp luật. Tỉ lệ học sinh phổ thông vi phạm pháp luật ngày càng tăng với mức độ và hình thức vi phạm ngày càng phức tạp. Từ đó tôi đặt ra câu hỏi: Phải chăng việc tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức? Vậy trong thời gian tới chúng ta cần có biện pháp gì để nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong các trường trung học cơ sở, nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, góp phần giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật của học sinh? Với những lí do nói trên, để góp phần giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề nghiên cứu của mình với đề tài “ Một số giải pháp của Phó hiệu trưởng trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh bậc trung học cơ sở” nhằm tuyên truyền sâu rộng hơn những kiến thức pháp luật của Nhà nước ta tới học sinh trung học cơ sở một cách tích cực và có hiệu quả. Đó cũng là nhiệm vụ, mục tiêu của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục đề ra cho ngành giáo dục. II. Điểm khác của các giải pháp được trình bày trong SKKN so với những giải pháp trước đó. - So với các đề tài trước đó tôi xin đóng góp một số giải pháp mới với hình thức mới cụ thể và sinh động. - Các biện pháp này đã được tôi áp dụng trong thực tại trường mà tôi đang công tác. - Từ việc vận dụng sáng tạo một số giải pháp mới tôi đã giúp học sinh tiếp cận với kiến thức pháp luật một cách tích cực và có hứng thú. Điều đó không chỉ tạo niềm tin với pháp luật của học sinh mà còn giúp kích thích các em tìm hiểu pháp luật. Từ đó thực hiện theo pháp luật một cách tốt hơn. - Điểm nổi bật của đề tài là một số giải pháp trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh THCS, giúp việc phổ biến kiến thức pháp luật tới học sinh sâu rộng hơn, hiệu quả hơn. Học sinh lĩnh hội kiến thức pháp luật không còn thụ động khô khan. III. Đóng góp của các giải pháp được trình bày trong SKKN.
- - Đề tài này không chỉ có thể áp dụng trong phạm vi là đối tượng học sinh THCS mà có thể áp dụng đối với các cấp học từ Tiểu học đến THCS, THPT, sinh viên, thậm chí cả đối với giáo viên hay mọi công dân khác. - Qua việc áp dụng đề tài này sẽ đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, tuyên truyền pháp luật của nhà trường và cũng đảm bảo được vấn đề đặt ra của Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục về vấn đề giáo dục toàn diện học sinh, trong đó có giáo dục ý thức đạo đức, pháp luật cho học sinh. - Đặc biệt nếu vận dụng linh hoạt, hiệu quả một số giải pháp này thì chắc chắn sẽ có tác động lớn đến việc hình thành ý thức pháp luật cho học sinh, giảm thiểu tình trạng học sinh vi phạm pháp luật ở mọi lĩnh vực, góp phần ổn định trật tự xã hội, phát huy được sức mạnh tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời cũng tạo niềm tin của gia đình, xã hội đối với nhà trường, với thầy cô giáo trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. - Đề tài đã và đang góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức pháp luật của học sinh trường THCS Đại Lai, nâng cao việc thực hiện pháp luật của giáo viên và học sinh của trường, giảm thiểu số lượng vi phạm pháp luật so với các năm trước. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG I. Cơ sở lý luận. Trước khi phổ biến pháp luật cho công dân, học sinh cần hiểu được tại sao phải phổ biến pháp luật? Phổ biến pháp luật để làm gì? Đây chính là vấn đề vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và xã hội. Pháp luật là phương tiện tạo lập môi trường, hành lang, khung pháp lí cho các quan hệ kinh tế tồn tại, là phương tiện để Nhà nước quản lí các hoạt động kinh tế, là phương tiện để góp phần hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Pháp luật cũng là phương tiện của Đảng và Nhà nước để tổ chức lãnh đạo, quản lí trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Pháp luật còn là cơ sở để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thiết lập công bằng xã hội, là phương tiện để định hướng các hành vi ứng xử hợp quy luật của con người và nó cũng là phương tiện quan trọng để giáo dục mọi người. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật nhằm áp dụng về hiệu quả pháp luật vào đời sống xã hội, nó là chiếc cầu nối để chuyển tải pháp luật vào đời sống. Nêu không làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật để cho mọi người hiểu, nhận thức đúng đắn thì pháp luật dù đúng và phù hợp đi nữa cũng chỉ dừng lại trên giấy tờ mà thôi. Nhận thức đúng vấn đề này, đồng chí Đỗ Mười – Nguyên tổng bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: “Một xã hội có kỉ cương, kỉ luật phải được xây dựng trên ý thức giáo dục mọi thành viên và cả cộng đồng trong xã hội thói quen và nếp sống tuân theo hiến pháp và pháp luật” Trong nghị quyết Đại Hội X của Đảng cũng chỉ rõ: “Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho toàn dân, gắn quyền hạn với trách nhiệm, lợi ích với nghĩa vụ của công dân, tôn trọng kỉ cương, trật tự xã hội ”
- Cũng theo tinh thần chỉ đạo của Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định số 13/2003/QĐ-TTG của TTCP – “Chú trọng việc chuẩn hóa nội dung, chương trình, tài liệu, sách giáo khoa giảng dậy pháp luật chính khóa cũng như việc tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khóa bằng nhiều hình thức phong phú” Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đã làm cho diện mạo đất nước thay đổi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để đáp ứng nguồn nhân lực cho công cuộc đổi mới, hệ thống giáo dục các cấp đã và đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Một trong những mục tiêu giáo dục ở nhà trường là giáo dục toàn diện. Ở trường THCS học sinh được học rất nhiều bộ môn khác nhau. Tất cả các môn học đó đều góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, pháp luật cho học sinh. Bên cạnh đó còn có sự tác động của hoạt động Đoàn, Đội. Nhưng môn học ngoại khóa, trải nghiệm là môn học trực tiếp giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh trong đó có việc giáo dục ý thức pháp luật. Giáo dục pháp luật cho công dân nói chung và cho học sinh phổ thông nói riêng là một vấn đề quan trọng của mọi Quốc gia vì được coi là một phương thức để xây dựng, phát triển nền văn hoá pháp lí, đảm bảo sự ổn định và bền vững của mỗi Quốc gia. Chính vì vậy, ngày nay trên thế giới, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, một Quốc gia hùng mạnh là một Quốc gia có nền giáo dục phát triển. Nghiên cứu nền giáo dục của một số nước như: Anh, Mĩ, Hung-ga- ri, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sing-ga-po tôi thấy rằng nền giáo dục được họ đặc biệt quan tâm. Có thể nói rằng sự quan tâm đó là khá toàn diện: Giáo viên, hệ thống nhà trường, phương tiện giảng dạy Nội dung chương trình thường xuyên được cập nhật, bổ sung, đổi mới theo tiến độ phát triển của xã hội. Phương pháp nghiên cứu, giảng dạy cũng thường xuyên được đổi mới ngay từ các tiết học ở các cấp học theo đặc thù riêng của từng bộ môn và nội dung chương trình. Tính tích cực, chủ động của người học không ngừng được phát huy. Nhờ có sự đổi mới và tiến độ nêu trên mà học sinh các Quốc gia đó có mặt bằng kiến thức rất cao, sát với thực tiễn, họ tự tin, làm chủ và phát huy tốt chính chất xám của họ, nhờ vậy mà đất nước của họ rất phát triển. Ở nước ta, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, thì vấn đề trật tự pháp luật trong xã hội càng trở nên bức xúc. Nguyên nhân của những con số trên là do ý thức của các em về vấn đề pháp luật rất thấp. Có nhiều giải pháp đưa ra để làm giảm vi phạm pháp luật ở học sinh nhưng những giải pháp đó chỉ được coi là giải pháp tình thế. Do đó cần phải hình thành cho mọi người có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh "pháp luật" đặc biệt là đối tượng học sinh, ngay từ khi các em chưa phải là người tham gia pháp luật thường xuyên. Vì thế, xây dựng chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường là giải pháp mang tính lâu dài. 2. Cơ sở thực tiễn. ❖ Về phía nhà trường: Trong những năm qua, trường THCS Đại Lai luôn quan tâm, chú trọng tới công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến đáng kể trong việc giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh. Song, mặc dù nhà trường đã có nhiều hình thức và nội dung tuyên truyền pháp luật, nhưng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn thiếu chiều sâu, mang tính thời vụ và mang tính lẻ tẻ không liên tục. Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh còn tản mạn, quy mô nhỏ, chủ yếu lồng ghép với các hoạt động xã hội. Trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. ❖ Về đối tượng học sinh:
- Hầu hết học sinh trường Trung học cơ sở Đại Lai đều ngoan và đã chú trọng việc học tập của mình. Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chưa chủ động, tự giác học tập, thái độ coi thường học tập, vô lễ với thầy cô, việc nhận thức và hiểu biết kiến thức pháp luật còn hạn chế. Chính vì vậy việc đề ra một số giải pháp tích cực trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh là vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa. 3. Thực trạng vấn đề mà SKKN đề cập đến. Trong thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị thành niên đang có chiều hướng gia tăng. Trong số đó có không ít trường hợp là học sinh phổ thông đang ngồi trên ghế nhà trường. Trong bản báo cáo do Bộ Giáo Dục và Bộ công an công bố tại hội thảo công tác bảo đảm an ninh trật tự trường học và công tác học sinh, sinh viên năm 2018-2019 đã đưa ra con số thống kê (chưa đầy đủ) thì từ năm 2018 đến nay học sinh, sinh viên có liên quan đến 6000 vụ việc pháp luật hình sự, trong đó các hành vi gây rối trật tự công cộng có 935 vụ, tội phạm ma túy có 357 vụ, giết người là 37 vụ , trên 5000 vụ trộm cướp tài sản. Riêng bạo lực học đường từ năm 2016 đến nay có trên 7.700 học sinh, sinh viên tham gia đánh nhau và đã bị kỉ luật. Xu hướng những kẻ phạm tội ở tuổi vị thành niên ngày càng nhiều đã dấy lên những lo lắng, quan ngại trong dư luận xã hội. Có thể nhận thấy, ngoài những yếu tố như: hoàn cảnh, môi trường sống, phương pháp giáo dục của gia đình thì một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trên là những khoảng trống thỏa lấp trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh. Chính những nhận thức, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, mơ hồ đã dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt, thậm chí còn là những hành vi coi thường pháp luật của một số học sinh hiện nay. Trong chương trình giáo dục ở các bậc học phổ thông, từ Tiểu học đến THPT, những kiến thức cơ bản về pháp luật đã được quan tâm và đưa vào giảng dậy. Ví dụ như học sinh được làm quen với các kiến thức cơ bản về luật an toàn giao thông, một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân hay việc phòng cháy, chữa cháy, phòng chống tệ nạn xã hội, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc phù hợp với lứa tuổi Mặc dù vậy, do hạn chế về thời lượng, thêm nữa là phương pháp truyền thụ của nhà trường và giáo viên chưa thực sự sinh động và hấp dẫn nên thường xảy ra tình trạng “học trước, quên sau”, kiến thức không “đọng” lại được lâu. Cùng với đó, ở bậc THCS, tâm, sinh lý của học sinh đã có nhiều thay đổi. Với tâm lí muốn thể hiện, khẳng định mình đã là “người lớn”, dễ làm phát sinh ở lứa tuổi này những hành động bột phát, nông nổi. Việc trang bị những kiến thức, hiểu biết pháp luật cho học sinh ở bậc học này cần sự quan tâm đặc biệt. Cùng với đó, phương tiện, hình thức, nội dung tuyên truyền pháp luật của nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, thường xuyên và phong phú. Vậy nên việc học sinh tiếp thu kiến thức pháp luật trở nên nặng nề, kém hiệu quả. Do không “ngấm” được những kiến thức cần thiết, cơ bản về pháp luật, nên nhiều hành vi vi phạm của học sinh, nhất là học sinh cuối cấp THCS vẫn “vô tư” diễn ra. Đặc biệt là tình trạng học sinh vi phạm luật an toàn giao thông. Trước các cổng trường vào thời điểm trước và sau mỗi buổi học, không khó để nhìn thấy cảnh tượng học sinh tụ tập đông gây ách tắc, cản trở giao thông: tình trạng học sinh đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, thậm chí là đi xe máy khi chưa đủ tuổi, phóng nhanh, vượt ẩu .
- Bên cạnh đó là tình trạng học sinh bỏ học, trốn tiết, la cà tụ tập chơi Game bạo lực dễ dẫn đến tình trạng trộm cắp, xích mích, đánh nhau, bạo lực học đường dẫn đến phạm pháp. Đã có không ít học sinh phải bị nhà trường kỉ luật, thậm chí là phải bỏ dở chuyện học hành, chịu xử lí trước pháp luật. CHƯƠNG II. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Trước khi đưa ra một số giải pháp thực hiện cũng cần nói thêm về nội dung giáo dục pháp luật để từ đó có các giải pháp giáo dục đúng hướng những kiến thức pháp luật cho học sinh. Có thể nói, nội dung giáo dục pháp luật đang có sự "quá tải" khi có rất nhiều ngành luật được tuyên truyền, giảng dậy trong nhà trường thông qua các hình thức như: tích hợp, lồng ghép chuyên đề, ngoại khóa mà thiếu đi sự lựa chọn nội dung và chất lượng trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh. Vì vậy nội dung tuyên truyền phải phù hợp với phương pháp và hình thức tuyên truyền, tránh trùng lặp một cách khô cứng, nhàm chán. Hơn nữa về phương pháp, giáo viên cần phân biệt được giữa “dạy học pháp luật” và “giáo dục pháp luật”. Đa số giáo viên hiện nay vẫn còn nặng về “dạy học”- tức là tuyên truyền, trình bày cặn kẽ giúp học sinh tiếp thu, nắm vững về pháp luật. Cách làm này chỉ đạt được mục tiêu nâng cao hiểu biết pháp luật nhưng lại chưa giáo dục được ý thức, thái độ, hành vi, kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh dẫn đến thực trạng vi phạm pháp luật ở các em có chiều hướng gia tăng ngay khi chúng ta đang đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Chính vì lẽ đó, đúc rút từ việc giáo dục học sinh theo hướng đổi mới tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp trong giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường THCS như sau: Giải pháp 1: Cần lấy học sinh làm trung tâm trong giảng dậy pháp luật.
- Lấy học sinh làm trung tâm đang là một hướng được chú ý nhất trong đổi mới phương pháp dậy học. Trong giảng dạy pháp luật, nên hiểu như thế nào? Trước hết cần đặt học sinh (những con người thường vẫn được xem là những đứa trẻ, những học trò) vào vị trí người công dân. Thực sự, học sinh đang là những công dân (vị thành niên). Pháp luật không chỉ là công việc của người lớn, mà còn là công vệc của chính họ trong sách giáo khoa, các tác giả gọi họ là “công dân – học sinh” (những công dân đang đi học) là hàm ý như vậy. Học sinh đang sống trong pháp luật và đang tiến sâu vào các quan hệ pháp luật trong đời sống xã hội. Họ cần phải nhìn nhận các công việc của nhà nước, của xã hội với tư cách người công dân, chứ không phải là họ tìm hiểu “công việc của người lớn”, để mai sau họ trở thành người lớn. Mọi vấn đề pháp luật mang ra dạy, cần xuất phát từ nhu cầu của công dân – học sinh, tức là nội dung học phải thiết thực với lứa tuổi. Đây là công việc của người làm chương trình, viết sách giáo khoa giảng dạy. Nhưng cũng rất có ý nghĩa đối với những người đứng trên bục giảng. Để đi tới một kiến thức pháp luật, cần gợi ý dẫn dắt học sinh sẵn sàng đón nhận. Cần tránh đưa ra một quy định của pháp luật như là áp đặt, mệnh lệnh, để rồi giải thích quy định đó. Bằng những ví dụ, những mẩu chuyện có tình huống pháp luật, giáo viên gợi ý dẫn dắt học sinh suy nghĩ, tìm đến các quy định của pháp luật, tìm cách lí giải đúng đắn của pháp luật. Cần tranh thủ các cơ hội ở lớp để giúp học sinh tranh cãi, phân rõ đúng – sai, giúp họ bộc lộ tình cảm, suy nghĩ riêng của mình. Cũng bằng những gợi ý khéo léo, giúp học sinh luôn luôn nhìn nhận thực tế địa phương, nhìn thấy những mặt tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện pháp luật ở địa phương (trình độ hiểu biết pháp luật, những tập quán trở ngại cho pháp luật, những vi phạm vô ý và cố ý, và cả về những vấn đề về trách nhiệm của cơ quan và nhân viên nhà nước ở địa phương ). Làm cho học sinh cảm thấy bức bối, khó chịu và muốn sử dụng pháp luật để có những hành vi cải thiện tình hình địa phương. Cần khuyến khích học sinh có những kiến nghị (viết) và gửi đến các cơ quan có trách nhiệm. Những kiến nghị đó cần được trân trọng (có người nhận, có phản hồi) để học sinh cảm thấy họ thực sự là công dân, họ nói cũng có người nghe và giải quyết Ở Đại Lai, hàng năm nhà trường vẫn mời đại diện chính quyền địa phương đến nói chuyện với các cháu học sinh, khuyên các cháu học tập tốt, ra sức rèn đức luyện tài. Đây cũng là việc làm hết sức ý nghĩa và mang lại hiệu quả. Nhưng nếu ta đặt lại vấn đề: Chỉ vài ba năm sau, đội ngũ đông đảo các cháu này sẽ là những lao động chủ lực, là những công dân tích cực xây dựng địa phương (nhất là lĩnh vực văn hóa, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội) thì việc chính quyền thường xuyên đến trường để báo cáo, trao đổi ý kiến chân tình, thẳng thắn, bình đẳng với các công dân đang trưởng thành mau chóng sẽ là việc làm có ý nghĩa chiến lược. Giải pháp 2: Cung cấp hệ thống kiến thức pháp luật một cách cụ thể, chính xác, gắn với yêu cầu giáo dục về ý thức, tư tưởng, tình cảm pháp luật cho học sinh. Yêu cầu đầu tiên của giờ dạy pháp luật là giúp cho học sinh có những hiểu biết về pháp luật. Muốn vậy giáo viên cần cung cấp cho học sinh từng chi tiết cụ thể. Mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội cần chỉ rõ: công dân có quyền gì, có nghĩa vụ gì, cơ quan hoặc viên chức Nhà nước có quyền hạn, trách nhiệm gì Thiếu hoặc không nêu rõ từng quy định cụ thể sẽ làm cho bài học không rõ tính chất của bài pháp luật, lẫn lộn với bài đạo đức hoặc bài chính trị. Khi cung cấp kiến thức pháp luật, cần đảm bảo tính chính xác, mà trong chương trình giáo dục công dân là cần nêu chính xác nội dung các quy định và giải thích (hiểu) chính xác
- từng quy định đó. Trong sách giáo khoa, có những quy định được trích nguyên văn bản pháp luật, có những quy định chỉ được nêu tóm tắt nội dung. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ và nắm thật chắc những nội dung đó, không nên “tóm tắt lại” hoặc thay đổi cách diễn đạt một cách tùy tiện. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần thiếu hoặc thay thế một từ hoặc đặt dấu ngắt câu không đúng đã làm cho nội dung mất tính chính xác. Hơn nữa giúp học sinh làm quen với ngôn ngữ, cách diễn đạt của pháp luật cũng là một yêu cầu quan trọng. Gắn liền với yêu cầu về tri thức là những yêu cầu về tư tưởng, tình cảm, thái độ, niềm tin. Những yêu cầu này đã được ghi trong sách giáo viên, nhưng đó mới chỉ có tính chất gợi ý, định hướng cần được cụ thể, phù hợp với thực tế học sinh ở từng nơi, từng lúc. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ, niềm tin cần phải gắn bó, phù hợp với tri thức cụ thể của từng bài. Không nên đề cập đến những tư tưởng, tình cảm tách rời với kiến thức. Cần khắc phục lối giáo dục một cách ôm đồm, cổ vũ chung chung. Ví dụ không thể làm cho học sinh thấy bản chất dân chủ của pháp luật nước ta trong một vài tiết học. Giáo viên cần giúp học sinh nhận ra bản chất đó qua nhiều quy định của pháp luật, mỗi bài một ít, một khía cạnh cụ thể khác nhau. Để thực hiện những yêu cầu giáo dục, với mỗi quy định của pháp luật, cần giúp học sinh thấy được tính đúng đắn của quy định đó, thấy được lợi ích (nếu được tôn trọng), tác hại (nếu vi phạm). Từ đó học sinh thừa nhận, thực hiện pháp luật, đông tình và ủng hộ các cơ quan và viên chức tận tụy thi hành pháp luật. Giúp học sinh thấy bức bối với tình trạng thấp kém của đời sống pháp luật hiện nay ở địa phương và có ý muốn đóng góp để cải thiện tình hình đó. Không nên để một mục ở cuối bài để nêu lên những bài học về tư tưởng, tình cảm. Những yêu cầu này cần được thực hiện một cách tinh tế, nhẹ nhàng, gắn với mội tri thức. Đặc biệt cần có những cách gợi ý, dẫn dắt để tự học sinh xác định cho mình tình cảm, thái độ tương ứng mỗi khi đạt được một hiểu biết mới. Giải pháp 3: Luôn luôn liên hệ với thực tế, hướng dẫn thực hành. Như ở phần đầu đã trình bày, quan điểm này cần được quán triệt trong phương pháp giảng dạy. Trước hết, khi nêu ra các quy định của pháp luật, cần chỉ rõ điều đó xuất phát từ thực tế nào, và nó là thế nào trong thực tế, nhất là thực tế địa phương. Chẳng hạn, công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhưng tại sao pháp luật lại quy định những trường hợp bắt giữ, giam người: điều này có cơ sở thực tế như thế nào? Có thể cho xem một lệnh bắt giữ làm ví dụ. Khi dạy về bảo vệ đường dây thông tin liên lạc , cần chỉ rõ ở chỗ nào ( thôn, xóm, con đường nào ) có đường dây đó, tình trạng đường dây đó, có những hành vi tốt, xấu như thế nào. Bài tập điều tra thực tế địa phương là một dạng rất tích cực, có tác dụng về nhiều mặt ( vừa gắn với thực tế, vừa là thực hành ). Có rất nhiều cơ hội để cho học sinh làm bài tập loại này: Điều tra về nạn tảo hôn, về bí mật thư tín, về tự do tín ngưỡng, về an toàn trật tự an toàn giao thông, bảo vệ đường dây thông tin liên lạc, về công trình thủy lợi, về tai nạn vũ khí, chất cháy, nổ và chất độc hại, về tệ nạn xã hội, về trẻ em chậm đi học, về các di tích lịch sử, văn hóa . Mỗi lần có thể cho nhiều bài tập khác nhau, sử dụng cho từng nhóm học sinh ở các điểm dân cư khác nhau. Học sinh trong cùng một điểm dân cư có thể cùng
- làm một bài, cũng có thể một em một bài khác nhau. Mỗi bài chỉ nên có một hai yêu cầu (chỉ tiêu ), không nên bao gồm quá nhiều yêu cầu trong một phiếu. “Phiếu phỏng vấn” cũng là một dạng của điều tra thực tế. Ví dụ: học sinh phỏng vấn các nhân viên quản lí đương giao thông về tầm quan trọng, về các vi phạm luật lệ bảo vệ đường giao thông: phỏng vấn các đại biểu hội đồng nhân dân( được bầu ra như thế nào, những công việc của đại biểu, việc liên hệ giữa đại biểu với cử tri ) Trong việc liên hệ bài pháp luật với thực tế, giáo viên thường lâm vào tình huống khó khăn. Nếu chỉ nêu ra những thực tế tích cực thì bài sẽ xuôi chiều, mà nêu ra những thực tế tiêu cực thì ngại bị đánh giá là nói xấu chính quyền, nhất là đối với cán bộ địa phương. Về mặt quan niệm, đã liên hệ vào thực tế thì phải chân thực, đúng như nó có, không xuyên tạc, cường điệu, tức là phải tôn trọng thực tế khách quan. Chỉ như vậy, bài giảng mới có sức thuyết phục người học. Như vậy việc liên hệ vào thực tế phụ thuộc ở thế giới quan khoa học của người giáo viên trong khi đánh giá thực tế. Để đảm bảo tính đúng đắn, vững chắc là các văn kiện của Đảng và Chính phủ. Khi nêu ra những thực tế yếu kém và tiêu cực, nếu giáo viên có thái độ thiện chí, có ý thức trách nhiệm, phân tích rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan và chỉ ra những phương hướng khắc phục thì chẳng những những không gây ra điều gì bất lợi mà sẽ làm cho bài giảng có sức thuyết phục học sinh, thúc đẩy động cơ hành động tích cực của họ, thúc đẩy họ tìm đến pháp luật. Bài giảng chỉ có thể bị đánh giá không tốt khi người giảng tỏ ra thiếu trách nhiệm, ba hoa, tự cao tự đại, sử dụng những thông tin xuyên tạc hoặc những tin đồn không có căn cứ. Giáo dục pháp luật chỉ thực sự có kết qủa khi học sinh được lôi cuốn vào các các hoạt động tự quản trong xã hội, học sinh trực tiếp tham gia vào cải thiện bộ mặt của đời sống pháp luật ở địa phương. Trong giờ dạy pháp luật trên lớp, cần hướng dẫn học sinh từng mặt cụ thể vào các hoạt động đó. Giờ dạy chỉ có thể làm nhiệm vụ hướng dẫn thôi, vì không thể cứ sau mỗi bài lại đưa học sinh đi thực hành được. Việc tổ chức học sinh thực hành pháp luật lại là một khâu khác – các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoài trường. Việc đó không hoàn toàn là việc của một giáo viên chuyên môn về dạy pháp luật. Để hướng dẫn thực hành, mỗi bài cần chỉ rõ cho học sinh: nội dung thực hành (làm gì), thực hành vào lúc nào, ở đâu, và kinh nghiệm khi thực hành. Như vậy là yêu cầu phải hướng dẫn một cách rất cụ thể, sát với điều kiện cụ thể của học sinh và địa phương. Sách giáo khoa mới chỉ giúp giáo viên hướng suy nghĩ, còn rất chung chung, giáo viên hoàn toàn có thể và cần thiết soạn lại cho hợp học sinh của mình. Giải pháp 4: Gây ấn tượng sâu sắc. Ấn tượng là một trạng thái của giai đoạn nhận thức cảm tính. Đối với tuổi thiếu niên, ấn tượng có tác dụng rất cao: Gây xúc động, nhớ lâu mỗi khi gặp một tình huống trong đời sống lại nhớ lại. Kiến thức pháp luật dễ trở nên khô khan, kém hấp dẫn và dễ quên, cho nên cần phải cố gắng gây ấn tượng sâu sắc cho học sinh, nhất là đối với những điều quan trọng mà học sinh ít chú ý.