Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng thi vào Lớp 10 môn Toán
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng thi vào Lớp 10 môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_t.docx
Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng thi vào Lớp 10 môn Toán
- MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết 4 1.1. Ưu điểm 4 1.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 4 2. Biện pháp nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 môn Toán 4 2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy ôn tập 4 phù hợp 2.2. Biện pháp 2: Giao bài tập, nhiệm vụ học tập cho học sinh. 5 2.3. Biện pháp 3: Giáo viên tâm lý, động viên khen thưởng học sinh. 5 3. Thực nghiệm sư phạm 5 3.1. Mô tả cách thức thực hiện 5 3.2. Kết quả đạt được 21 3.3. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm 23 4. Kết luận 23 5. Kiến nghị, đề xuất 24 PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 26 PHẦN V: CAM KẾT 27 1
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông HS: Học sinh 2
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Toán học là một môn khoa học có tầm quan trọng nhất, là nền tảng cho các nền khoa học khác. Vì vậy mà toán học được đưa vào nền giáo dục ngay từ cấp học mầm non xuyên suốt đến quá trình phổ thông, sau đó được phân ngành. Và đặc biệt, đối với học sinh cấp THCS thì môn Toán lại chiếm vai trò vô cùng quan trọng, nó là môn học giúp các em thi chuyển cấp để có định hướng cho tương lai. Do có vị trí quan trọng như vậy nên môn Toán luôn có mặt trong tất cả các kì thi đối với học sinh phổ thông. Đối với học sinh lớp 9, ngoài các kì thi giống các khối lớp dưới thì kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT là một kì thi hết sức quan trọng. Từ cấp 1 lên cấp 2 các em không phải thi chuyển cấp, vậy nên thi vào lớp 10 là kì thi chuyển cấp đầu tiên, cũng là một trong những mốc quyết định con đường mai sau của các em. Kết quả của kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT cũng là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng dạy và học Toán của các trường THCS. Vì vậy việc nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 THPT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các trường THCS, cũng như các giáo viên giảng dạy bộ môn Toán. Nhiều năm gần đây, chất lượng bộ môn Toán thi vào lớp 10 THPT của trường THCS Tam Sơn luôn giữ ở tốp đầu của Thành phố. Qua thực tế giảng dạy môn Toán lớp 9, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm và viết thành chuyên đề “Một số biện pháp nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 môn Toán”. 3
- PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết 1.1. Ưu điểm - Ban giám hiệu trường THCS Tam Sơn, tổ chuyên môn rất quan tâm đến chất lượng thi vào lớp 10 THPT. - Trường THCS Tam Sơn có đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên dạy bộ môn Toán nói riêng luôn nhiệt huyết, tận tâm với công việc và luôn lấy chất lượng giảng dạy làm thước đo năng lực của bản thân. - Công tác coi thi, chấm thi tại trường diễn ra rất nghiêm túc, giúp các em phần nào đánh giá đúng năng lực của bản thân. 1.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế - Một bộ phận không nhỏ các em học sinh không có động lực phấn đấu. Kĩ năng trình bày lời giải của một bài toán còn nhiều hạn chế. - Phụ huynh học sinh chủ yếu là làm nông nghiệp, làm xưởng gỗ ở nhà, do ảnh hưởng của tình hình covid, làng nghề ế ẩm nên nhiều gia đình đi làm công nhân tại các khu công nghiệp theo ca kíp, vì vậy không có nhiều thời gian quan tâm đến con em mình. Điểm kiểm tra khảo sát môn Toán lớp 9 đầu năm học của trường THCS Tam Sơn, năm học 2022 – 2023 còn thấp nên việc xây dựng những biện pháp nâng cao chất lượng môn Toán thi vào lớp 10 là rất cần thiết. Bởi lẽ, chất lượng thi vào lớp 10 cũng là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng của một trường THCS. 2. Biện pháp nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 môn Toán Trong kì thi vào lớp 10, nội dung thi chủ yếu là kiến thức lớp 9, chính vì vậy để nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 thì chúng ta phải chú trọng ôn tập thật tốt cho các em trong cả quá trình học lớp 9, đặc biệt là giai đoạn cuối - ôn thi vào lớp10. Tôi xin chia sẻ một số biện pháp được đúc kết ra trong quá trình giảng dạy và đã đạt được hiệu quả khả quan như sau: 2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy ôn tập phù hợp. 4
- 2.2. Biện pháp 2: Giao bài tập, nhiệm vụ học tập cho học sinh. 2.3. Biện pháp 3: Giáo viên tâm lý, động viên khen thưởng học sinh. 3. Thực nghiệm sư phạm 3.1. Mô tả cách thức thực hiện 3.1.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy ôn tập phù hợp a) Đăng kí chỉ tiêu chất lượng cuối năm học Ngay từ đầu năm nhà trường tổ chức khảo sát chất lượng học sinh, từ đó xây dựng chỉ tiêu chất lượng cuối năm học. Đây chính là một yếu tố quan trọng giúp mỗi giáo viên có một mục tiêu phấn đấu, để từ đó có định hướng giảng dạy ngay từ đầu năm học, trong quá trình giảng dạy nếu có khó khăn sẽ có sự điều chỉnh phù hợp để hướng tới đạt được kết quả cao cuối năm. Tùy theo chất lượng của từng lứa học sinh mà nhà trường và tổ chuyên môn đề ra chỉ tiêu chất lượng cho phù hợp. Chỉ tiêu điểm thi môn Toán trong kì thi vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 của khối 9 trường THCS Tam Sơn như sau: Lớp Tổng số Sô điểm Số điểm Số điểm Số điểm HS Giỏi Khá TB Yếu - Kém 9A 38 23 15 0 0 9B 36 8 10 13 5 9C 37 10 10 13 4 9D 40 9 18 8 5 9E 36 7 10 14 5 9G 34 7 14 9 4 b) Xây dựng kế hoạch dạy ôn: Ôn buổi chiều trong năm, ôn thi vào lớp 10 Bước đầu để nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 thì phải có sự cố gắng của cả một tập thể. Chính vì vậy, đầu năm các giáo viên dạy Toán khối 9 cần bàn bạc và thống nhất để đưa ra kế hoạch, chương trình ôn tập từ đầu năm học. Khi xây dựng kế hoạch dạy học phải theo cấu trúc đề thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Cập nhật kịp thời các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo 5
- về thi tuyển sinh vào lớp 10, nắm được các dạng bài tập mà trong đề thi sẽ có, từ đó tìm kiếm các nguồn tài liệu phù hợp. c) Kiểm tra đánh giá năng lực học sinh đúng giai đoạn Ngay từ đầu năm học, trường THCS Tam Sơn đã tổ chức kiểm tra khảo sát để đánh giá năng lực học sinh đầu năm, từ đó sắp xếp tương đối chính xác các học sinh có cùng trình độ vào lớp học ôn theo đối tượng. Do đó, tôi có thể nắm bắt năng lực học tập của từng học sinh để từ đó phân loại và giao nhiệm vụ học tập vừa sức cho các em nhằm kích thích hứng thú học tập của các em. Tôi phân loại học sinh thành 3 nhóm chính: + Nhóm học sinh khá – giỏi (K2 – K1). + Nhóm học sinh trung bình (K4 – K3). + Nhóm học sinh yếu – kém (K6 – K5). Trong năm học, ngoài kiểm tra đánh giá định kì chung của Sở giáo dục thì việc kiểm tra đánh giá toàn khối theo từng giai đoạn cũng rất quan trọng. Mỗi kì, học sinh sẽ được kiểm tra thêm 1 lần đánh giá năng lực: Kì 1( tháng 11), kì 2 (tháng 2). Trong đợt ôn thi vào lớp 10, các em được tổ chức thi thử khoảng 2 lần. Sau mỗi đợt kiểm tra, nhà trường xếp lại đối tượng học buổi chiều cho phù hợp với sức học của các em. Ngoài ra, hàng tháng bản thân tôi cũng cho học sinh kiểm tra. Từ đó mang lại hiệu quả rất lớn: + Học sinh làm quen với cách thức làm bài thi, biết sắp xếp hợp lí thời gian làm bài, củng cố kiến thức được ôn tập. + Học sinh biết năng lực mình đang ở mức độ nào, giữa các học sinh có sự thi đua lẫn nhau, để từ đó các em có sự cố gắng tiến bộ hơn trong thời gian tiếp. d) Thiết kế bài dạy ôn tập phù hợp Việc thiết kế bài dạy giai đoạn ôn tập buổi chiều trong năm học cũng như giai đoạn ôn thi vào lớp 10 cần hệ thống hóa cho học sinh những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, ôn tập cho học sinh theo dạng chuyên đề và cần có sự khác nhau giữa các ca học theo đối tượng. Đối với K5, K6 thì chỉ yêu cầu học sinh làm các dạng bài tập đơn giản có các dạng cơ bản trong đề thi để các em có thể đạt được điểm trên 5. Đối với K3, K4 thì yêu cầu học sinh làm các dạng bài tập 6
- cơ bản nhưng ở mức vận dụng hơn ở K5, K6 để các em có thể đạt được điểm trên 6,5. Còn đối với K1, K2 cần có các bài tập khó hơn để các em có thể chinh phục các điểm 9, điểm 10 khi làm bài thi, ví dụ một số bài tập có yêu cầu cao như một số bài tập sử dụng bất đẳng thức tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, câu hình chứng minh đồng quy, thẳng hàng, điểm cố định, Hiện nay cấu trúc đề thi môn Toán của tỉnh Bắc Ninh gồm 2 phần thi riêng là: Trắc nghiệm và tự luận. Vì vậy khi xây dựng kế hoạch bài dạy, mỗi một chủ đề dạy tôi đều thiết kế hệ thống bài tập gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận phù hợp. Ngoài việc trang bị cho học sinh nắm vững kiến thức để làm bài tập thì trong mỗi phần tôi lại có cách giảng dạy, trình bày phù hợp hình thức thi: Phần trắc nghiệm làm sao để đạt hiệu quả nhanh và chính xác, phần tự luận phải đạt được sự cẩn thận, chi tiết và chính xác. Bài tập trắc nghiệm không chỉ dừng lại ở việc dùng để đánh giá kết quả học tập mà còn là công cụ để củng cố kiến thức, giúp học sinh ghi nhớ, khắc sâu kiến thức rất tốt. Phần trắc nghiệm chiếm tới 40% số điểm của bài nên đòi hỏi học sinh phải có tư duy sâu và rộng hơn. Đây được coi như một chủ đề lớn mà lại dễ lấy điểm.Vì vậy cần phải đặt mục tiêu rèn cho học sinh lấy được tối đa điểm trắc nghiệm. Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm dạy trắc nghiệm như sau: +) Xây dựng ma trận đề theo nội dung bài học, theo các dạng bài tập và theo các mức độ nhận thức (nhận biết (NB), thông hiểu (TH), vận dụng (VD), vận dụng cao (VDC)), để tránh các lỗi thiếu xót dạng bài tập, nội dung này quá nhiều, nội dung khác lại quá ít, hay bài tập quá nhiều câu dễ khiến HS chủ quan hoặc quá nhiều câu khó khiến HS sợ học. Trong quá trình xây dựng hệ thống đề tôi đặc biệt chú ý đến các phương án gây nhiễu cho học sinh. Ví dụ khi soạn hệ thống bài tập trắc nghiệm cho chương I-Đại số 9, tôi làm ma trận ra đề như sau: SỐ BÀI NỘI DUNG NB TH VD VDC CÂU 1 - Căn bậc hai. Căn thức bậc hai. - ĐKXĐ của căn thức bậc hai. 30 12 9 6 3 - So sánh hai căn bậc hai số học. 7
- 2 Hằng đẳng thức 2 = | |. 20 8 6 4 2 3 - Biến đổi biểu thức chứa căn thức bậc 30 12 9 6 3 hai. 4 - Giải phương trình. - Giải bất phương trình. 30 8 10 10 2 - Phân tích đa thức thành nhân tử. 5 - Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai. - Câu hỏi sau bài toán rút gọn: + Tính giá trị biểu thức khi biết giá trị của biến, biểu thức biến. 30 8 10 10 2 + Tìm biến khi biết giá trị của biểu thức. + So sánh. + Tìm giá trị nguyên của biến để giá trị biểu thức là số nguyên. + Tìm GTLN, GTNN của biểu thức. 6 - Căn bậc ba. 10 5 3 2 0 +) Hệ thống kiến thức và rèn các kĩ năng cơ bản cho HS. Chẳng hạn: Nội dung chủ yếu về căn bậc hai đó là phép khai phương (phép tìm căn bậc hai số học của số không âm) và một số phép biến đổi biểu thức chứa căn bậc hai. Hai kỹ năng chủ yếu là kỹ năng tính toán và kỹ năng biến đổi biểu thức. +) Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm: Khi đọc xong đề cần nhớ và viết ra các công thức liên quan đến câu hỏi (nếu cần). Tìm cách giải nhanh nhất để tìm ra đáp án cuối cùng. Ngoài ra các em nên khai thác tốt máy tính cầm tay trong việc giải một số dạng bài hoặc kiểm tra đáp án. Có những câu làm ngược bằng cách thử đáp án, có câu loại trừ để khoanh vùng đáp án gần hơn, Khi dạy cho học sinh, tôi thường phân tích những sai lầm hay gặp phải để học sinh tránh được những đáp án có tính chất “bẫy” học sinh vào lựa chọn đáp án sai. 8
- Ví dụ 1: Biểu thức 9 + 16 có giá trị là A. 5 B. 3+4 C. 25 D. 12 HS dễ nhầm tưởng 9 + 16 = 9 + 16 giống với quy tắc khai phương một tích dẫn đến chọn C.3+4 sẽ bị sai. Đáp án đúng: 9 + 16 = 25 = 5. Chọn A.5 Ví dụ 2. Căn bậc hai số học của 9 là A. ― 3. B. ± 3. C.3. D. 81 HS dễ nhầm sang CBH của 9 mà chọn B. ± 3 nên sẽ bị sai. Đáp án đúng: C.3. Ví dụ 3: Số nào có căn bậc hai số học là 9? A. 3 B. ± 3 C. 81 D. ± 81 Nhầm lẫn giữa “Căn bậc hai số học của 9” và “9 là căn bậc hai số học của số nào?” nên HS sẽ dễ chọn A. 3, như vậy là sai. Đáp án đúng: C.81 +) Thường xuyên chấm, chữa bài cho học sinh. +) Trao đổi với HS một số kinh nghiệm khi đi thi: Chia đề làm 3 nhóm, làm bài thành 3 vòng. Vòng 1: Làm nhóm 1-là các câu hỏi mà HS có thể trả lời được ngay. Việc này sẽ giúp các em có tâm lý thoải mái hơn và tự tin hơn để tiếp tục làm những câu hỏi khác.Với nhưng câu đã chắc chắn sẽ không quay lại nếu hết thời gian. Vòng 2: Làm nhóm 2- là những câu hỏi cần phải tính toán và suy luận. Cố gắng tính toán, suy luận cẩn thận để tránh sai xót, gây mất thời gian và bản thân bị “cuống”. Vòng 3: Làm nhóm 3: là những câu hỏi còn phân vân và vượt quá khả năng của mình thì HS cần đọc kỹ và dành thêm thời gian. Phần tự luận trong đề thi chiếm 60% điểm toàn bài. Ngoài việc trang bị đủ kiến thức thì tôi rất quan tâm đến trình bày của học sinh. Không phải bạn nào cũng có khả năng đạt điểm cao của phần này, chính vì vậy trong quá trình dạy theo đối tượng, để điểm bình quân cao thì từng ca học phải rèn học sinh làm đúng các bài cơ bản, kiểm tra lại sau khi làm xong tránh bị sai đáng tiếc. Đối với học sinh yếu kém (K5, K6) thì chủ yếu sử dụng nguyên tắc "Cầm tay chỉ việc" 9
- và nguyên tắc "Chậm mà chắc" sao cho các em thành thạo những dạng bài tập ăn chắc đảm bảo từ 5 điểm trở lên. Các em trung bình khá (K3, K4) giúp các em cố gắng đạt từ 6,5 điểm trở lên. Các em khá giỏi (K1, K2) để đạt điểm trên 8, hơn nữa là trên 9 điểm, tôi có yêu cầu cao hơn đó là làm được câu vận dụng cao. 1 1 1 Ví dụ: Cho x > 0, y > 0 thỏa mãn . Tìm GTNN của : x y 2 A = x y Lời giải: 1 1 Vì x > 0, y > 0 nên 0; 0 ; x 0 ; y 0 x y 1 1 Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho hai số dương và ta được: x y 1 1 1 1 1 1 1 . xy 4 x y 2 x y xy 4 Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho hai số dương x và y ta được: A x y 2 xy 2 4 4 Dấu “=” xảy ra x = y = 4 Vậy Min A = 4 tại x = y = 4. Nhận xét: Trong ví dụ trên ta đã sử dụng bất đẳng thức Cauchy theo hai chiều ngược nhau: a b 1 1 1 Dùng ab để sử dụng điều kiện tổng từ đó được xy 4 2 x y 2 Dùng a b 2 ab để sử dụng kết quả xy 4 Trong quá trình giải toán, nhất là các tiết luyện tập, tiết trả bài kiểm tra, giáo viên dạy Toán cần khai thác triệt để các sai lầm, thiếu sót của học sinh, từ đó giải thích và đưa ra cách làm chính xác của bài toán. 10
- Ví dụ: - Nguyên nhân học sinh làm sai: HS chưa đọc kĩ đề bài để tìm điều kiện hàm số là hàm số bậc nhất. HS chưa nắm vững điều kiện để hai đường thẳng y ax b a 0 và y a'x b' a' 0 song song. Học sinh chỉ để ý đến điều kiện của a và a’ mà không chú ý đến điều kiện của b và b’ - Biện pháp khắc phục: Khi dạy phần này giáo viên cần yêu cầu đọc kĩ yêu cầu đề bài để biết bài giải cần làm bao nhiêu bước, nhấn mạnh và khắc sâu cho học sinh điều kiện để hai đường thẳng (d1): y ax b a 0 và (d2): y a'x b' a' 0 song song với nhau là: a a' d1 / / d2 b b' 11
- 3.1.2. Biện pháp 2: Giao bài tập, nhiệm vụ học tập cho học sinh Trên lớp các em đã được chiếm lĩnh các kiến thức thầy cô truyền đạt, nhưng để đạt kết quả cao thì yếu tố quan trọng không kém đó là việc làm thêm các bài tự luyện ngoài giờ học. Tôi thường giao bài tập về nhà theo tuần cho các em trên tinh thần đủ nhưng không áp lực. Bài tập theo tuần thường được tổng hợp sau một số tiết dạy, điều này giúp các em khắc sâu kiến thức, rèn cho các em ý thức học tập, tự tìm tòi. Các em có thể làm ở nhà, trao đổi với nhau trong các giờ truy bài, ra chơi. Chúng ta đã biết “Học thầy không tày học bạn”, chính hình thức này tạo điều kiện giúp các em học chậm được các bạn học khá hơn giúp đỡ, từ đó giúp các em thoải mái, không áp lực. Tôi thường chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm được chia đều có em học tốt và học còn chậm với mục đích trong nhóm có sự trao đổi giúp đỡ lẫn nhau. Giáo viên dạy nhiều lớp, có khi còn kiêm nhiệm thêm nhiều môn khác nên việc cho bài đều đặn, sau đó kiểm tra từng bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian. Chính vì vậy, một khâu quan trọng trong biện pháp này đó là chọn ra bạn nhóm trưởng, nhóm phó có đủ yếu tố: Học tốt, ý thức và nhiệt tình. Học sinh làm bài ra giấy, nộp cho bạn nhóm trưởng đúng thời gian cô quy định. Bạn nhóm trưởng thu và mang về nhà, kiểm tra số lượng bài, kiểm tra nội dung bài làm của bạn trên cơ sở kiến thức bài mình đã làm được. Sau đó nhóm trưởng nộp lại cho giáo viên, từ đó giáo viên kiểm tra bài làm của các bạn trong nhóm sẽ nhanh và chính xác. Các bạn nhóm trưởng viết nhận xét bài làm các bạn ra phiếu nhận xét cô giáo đã phát, treo ở trên lớp, sau đó các thành viên xem lại, nếu có thắc mắc thì có thể trao đổi lại nhóm trưởng hoặc hỏi trực tiếp giáo viên. Điều này giúp cho các em biết được lỗi sai để sửa chữa, đặc biệt giúp các em thấy được sự làm việc công bằng của nhóm trưởng. Các em nhóm trưởng có danh sách các bạn trong nhóm, tích điểm theo mức độ làm bài của bạn vào phiếu tổng hợp cô đã phát: Không làm, làm dưới 50%, làm được từ 50% đến 80%, làm trên 80%, đúng nhiều, sai nhiều, Tôi xin đưa ra ví dụ một nhóm trong quá trình được giao bài tập như sau: 12
- PHIẾU BÀI TẬP LẦN 4 Bài 1: Tìm m để mỗi hàm số sau là hàm số bậc nhất: 1 m 1 m 1 a) y = m 3(x 1) b) y = x c) y = x 9 4 m 4 5 m Bài 2: Cho hàm số y = (m2 – 5m + 6)x – 12 a) Tìm m để hàm số trên đồng biến trên R, nghịch biến trên R. b) Tìm m để hàm số là hàm hằng. Bài 3: Tìm m, k để hàm số sau là hàm số bậc nhất: y = f(x) = kx2 + (m2 – mk – 6k2)x – 9x2 + 5 Bài 4: Cho hàm số y 2 3m x m 1 1 a) Tìm m để đồ thị hàm số đi qua điểm A ;2 . 2 b) Tìm m để hàm số đã cho là hàm số đồng biến. Bài 5: Vẽ đồ thị các hàm số bậc nhất sau: 1 a) y 3x 6 b) y x 2 c) y x 3 d) y 2x 2 Bài 6: Cho hàm số y = f(x) = -mx + 4. a) Tìm m để đồ thị hàm số đi qua điểm A(-1;2). b) Chứng minh đồ thị hàm số luôn đi qua 1 điểm cố định với mọi m. Bài 7: Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên AB, AC lần lượt lấy các điểm D, E. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của DE, EB, BC, CD. CMR: 4 điểm M, N, P, Q cùng thuộc 1 đường tròn. Bài 8: Cho tam giác ABC nhọn,vẽ đường tròn (O ) đường kính BC, cắt các cạnh AB, AC theo thứ tự tại D và E. a) Chứng minh rằng : CD vuông góc với AB ; BE vuông góc với AC. b) Gọi K là giao điểm của BE và CD. Cmr: AK vuông góc với BC. Bài 9: Cho tam giác ABC, góc A > 900. Gọi D, E, F theo thứ tự là chân các đường cao kẻ từ A, B, C. Chứng minh rằng: a) Các điểm A, D, B, E cùng nằm trên 1 đường tròn. b) Các điểm A, D, C, F cùng nằm trên 1 đường tròn. c) Các điểm B, C, E, F cùng nằm trên 1 đường tròn. Bài 10: Cho tam giác ABC có AB = AC nội tiếp đường tròn tâm O, đường cao AH của tam giác cắt đường tròn (O) tại D. a) Chứng minh rằng AD là đường kính của đường tròn tâm O. b) Tính góc ACD. c) Cho BC = 12cm, AC = 10cm. Tính AH và bán kính của đường tròn tâm O. 13
- Nhóm trưởng nhóm 1 treo trên lớp bản nhận xét bài làm của cả nhóm như sau: 14
- Phiếu tổng hợp cả quá trình giao bài tập trong năm của nhóm 1 như sau: Ngoài việc giao bài tập về nhà cho học sinh, tôi thường giao nhiệm vụ cho học sinh giỏi kèm cặp bạn học kém để giúp các bạn đó tiến bộ hơn. Đến lớp 9, có những bạn học rất chậm do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như: do tố chất, do bị mất gốc từ lớp dưới, do lười học, không tập trung, Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, sau khi nắm bắt được tình hình học tập của các em học chậm, tôi phân nhiệm vụ cho các bạn học tốt môn toán kèm cặp bạn đó. Ví dụ như, cô giáo kiểm tra mà bạn học sinh nào không nắm chắc hoặc không làm tốt bài tập thì bạn được cô giao nhiệm vụ giúp đỡ bạn có nhiệm vụ kèm cặp bạn đó kiến thức trong sách giáo khoa, các dạng bài cô đã chữa. Giáo viên giao hẹn thời gian sẽ kiểm tra lại bạn được kèm, ít nhất phải đạt mức độ làm được các trong bài sách giáo khoa và làm lại được các bài cô đã chữa. 15
- Chúng ta đã biết trong quá trình học tập thì việc đánh giá học sinh đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài việc giáo viên chấm bài cho học sinh định kì hoặc theo kế hoạch đề ra trước thì tôi thường giao thêm nhiệm vụ cho một số bạn học tốt, cẩn thận và có ý thức, mỗi bạn được phân chấm một số bài của các bạn trong lớp. Ví dụ, trong một số giờ phụ đạo toán hoặc học ôn buổi chiều, để nắm bắt sự tiếp thu kiến thức của học sinh tôi cho kiểm tra nhanh bài tập liên quan, sau đó có đáp án trên bảng hoặc máy chiếu, các bạn được phân chấm theo thang điểm cô giáo. Sau khi chấm xong, học sinh trong lớp nhận lại bài và xem lại, phản hồi ý kiến nếu có. Tôi nhận thấy cách làm này nhanh mà hiệu quả, có tính chất thi đua giữa các bạn học sinh, đặc biệt là giáo viên chúng ta không mất nhiều thời gian dành cho việc chấm bài học sinh, học sinh được test nhanh kiến thức ngay tại lớp, để từ đó các em có ý thức cố gắng đạt điểm cao hơn lần kiểm tra tới. 3.1.3. Biện pháp 3: Giáo viên tâm lý, động viên khen thưởng học sinh a) Tạo không khí cởi mở, thân thiện trong khi dạy học. Tạo không khí cởi mở, thân thiện giữa cô và trò trong khi dạy học là một yếu tố rất quan trọng. Tôi không quan niệm giáo dục là phải làm cho học sinh sợ mình thì chúng mới chịu học. Dĩ nhiên nghiêm khắc là cần thiết nhưng nghiêm khắc quá đến mức học sinh phải sợ thì sẽ gây cảm giác căng thẳng, ức chế ở học sinh. Khi cơ thể căng thẳng, stress thì việc tiếp thu kiến thức sẽ trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, khi nội dung bài học kéo dài với lượng kiến thức lớn, học sinh sẽ không đủ kiên nhẫn để lắng nghe và ghi nhớ những gì thầy cô dạy bảo. Trong quá trình lên lớp bản thân tôi luôn tạo một không khí cởi mở, thân thiện, chú ý việc giáo dục đạo đức học sinh, linh hoạt trong cách xử lý các tình huống nhằm tác động tình cảm trực tiếp đến các em, khơi gợi niềm yêu thích, say mê đối với bộ môn Toán. Khi các em yêu thích môn Toán thì đó có thể là một trong những động lực để các em học toán tốt hơn. Trong khi dạy, đôi khi tôi còn lồng ghép vào nội dung bài giảng những mẩu chuyện cười nhỏ, làm tăng tính hài hước trong quá trình dạy và học. Một người giáo viên có tính hài hước sẽ luôn được học sinh yêu mến và gần gũi hơn những giáo viên quá cứng nhắc. Do đó, cách giảng bài này còn giúp học sinh và giáo viên kết nối gần gũi lại 16
- với nhau hơn, thắt chặt tình cảm thầy trò. Tôi lấy một ví dụ như sau: Cô giáo giao một bài hình lên bảng, chia lớp thành hai đội chơi. Mỗi đội gọi hai bạn trong đội lên bảng: một bạn có nhiệm vụ ghi bài, bạn còn lại bên cạnh làm quân sư. Trong quá trình làm nếu bạn quân sư chưa nghĩ ra có thể về chỗ để thay bạn quân sư khác của đội đó lên tiếp tục. Đến hết giờ, giáo viên chấm xem đội nào thắng thua. Hình thức dạy bài này tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú và bạn nào cũng suy nghĩ tối đa để muốn làm quân sư, hiệu quả rất lớn. b) Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh để tạo động lực phấn đấu cho các em. Giáo viên dạy Toán phải kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh để các em luôn thấy được bố mẹ và thầy cô luôn ở bên cạnh, cùng các em vượt qua kì thi vào lớp 10 quan trọng này. Từ đó các em sẽ có động lực phấn đấu hơn. Là một giáo viên dạy Toán, đồng thời cũng là một giáo viên chủ nhiệm lớp 9, trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã phân tích cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng của kì thi vào lớp 10 và sự quan tâm, động viên của các phụ huynh tới các con quan trọng tới mức nào. Tuy nhiên, những lời động viên, những lời yêu thương thì không phải bố mẹ nào cũng nói ra được dù đó là con 17
- mình. Và đôi khi cũng là do tính chất công việc mà bố mẹ không phải lúc nào cũng ở bên cạnh con để động viên kịp thời. Vì thế, ngay tại buổi họp phụ huynh học sinh tôi đã nhờ các phụ huynh ghi những lời nói yêu thương, sự động viên dành cho chính con em của họ ra phiếu. Khi đã được nghe tôi chia sẻ ý nghĩa của những lời động viên thì các phu huynh đều rất hưởng ứng và không ngại chia sẻ tình cảm của mình cho các con. Tôi lấy ví dụ hai phiếu của phụ huynh như sau: 18
- Những mẩu giấy dù rất nhỏ bé đó nhưng tôi nghĩ rằng đối với các em nó có một ý nghĩa rất lớn. Khi học tập căng thẳng mệt mỏi, hoặc đôi khi có những lúc các em gặp vấn đề gì khó khăn trong khi học thì các em có thể nhìn thấy ngay và cảm nhận được là bố mẹ luôn ở bên cạnh mình, vì vậy có những em tiến bộ lên rõ rệt. c)Viết thư tay động viên học sinh. Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì việc viết thư tay có vẻ như lạc hậu nhưng đối với tôi thì đó cũng là một trong các biện pháp mà tôi đã dùng và vẫn đang sử dụng với một số học sinh. Biện pháp này không chỉ có tác dụng cho các em học sinh vốn dĩ đã ngoan, mà ngay cả các em học sinh đã từng được coi là cá biệt cũng rất có tác dụng. Trong lá thư tôi viết là tình cảm thật sự, xuất phát từ tình yêu thương học trò. Có những học sinh, sau khi nhận được lá thư của tôi thì rất bất ngờ và tôi nghĩ chúng hiểu được tình cảm và sự chân thành của tôi. Ví dụ như một số em còn lười học, nhiều lúc phê bình trực tiếp làm các em ngại, đôi lúc còn phản tác dụng, nhưng nếu chúng ta viết ra giấy lời động viên, nhắc nhở thì các em lại có thời gian ngồi đọc suy ngẫm. Và từ đó tôi thấy các em đã thật sự thay đổi, có động lực để học hơn, và kết quả học tập cũng từ đó mà tiến bộ. d)Động viên, khen thưởng học sinh. Theo nhiều chuyên gia tâm lý, không ai là không thích được khen, được thưởng. Đây là một yếu tố rất hữu ích cho việc hoàn thành công việc, nhiệm vụ. Học sinh cũng vậy, các em có sự tiến bộ, hoàn thành các bài tập được giao, tích cực xây dựng bài, nếu chúng ta động viên khen thưởng kịp thời thì các em sẽ thấy sự quan tâm của thầy cô, bố mẹ để tiếp tục cố gắng. Những em học còn chậm sẽ nhìn thấy gương các bạn, thấy được các phần thưởng để làm mục tiêu cố gắng hơn. Trong quá trình học tập, tôi thường động viên khen thưởng các em bằng hình thức tích điểm. Mỗi lần trả lời đúng, làm bài tập đúng, tích cực xây dựng bài, , các bạn nhóm trưởng tích vào sổ, sau đó hết tháng tổng hợp để bầu ra bạn có nhiều lần tích khen và được nhận quà. Tôi nhận thấy rằng, khi đưa ra 19
- biện pháp này, học sinh sôi nổi tham gia học bài hơn, hiệu quả cao. e) Phân luồng học sinh theo năng lực học tập. Trong việc nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 thì việc bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện tính tự học của học sinh là điều ưu tiên hàng đầu, song kết quả tỉ lệ đỗ của học sinh cũng phụ thuộc rất lớn vào sự lựa chọn trường thi và định hướng nghề nghiệp của các em. Giáo viên chủ nhiệm các lớp 9 thường xuyên thông báo cho phụ huynh học sinh kết quả học tập của học sinh trong từng kì thi để phụ huynh nắm bắt được năng lực học tập của con em mình. Giáo viên chủ nhiệm cũng thông tin kết quả tuyển sinh lớp 10 và chỉ tiêu tuyển sinh của các trường THPT (chủ yếu là các trường THPT có trong địa bàn thành phố Từ Sơn) để phụ huynh lượng sức học của con em mà chọn trường thi. Một trong những biện pháp nâng cao được chất lượng thi vào lớp 10 đó chính là phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. Và đây đang là vấn đề rất được quan tâm của các trường THCS. Ngoài việc nâng cao được chất lượng thi vào lớp 10 thì việc phân luồng học sinh còn góp phần tích cực phát triển nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy các giáo viên khối 9 trường THCS Tam Sơn đã đề nghị lên ban giám hiệu nhà trường tổ chức một số buổi giáo dục hướng nghiệp có liên hệ thực tế, giáo dục, từng bước hình thành sự nhận thức của các em đối với việc định hướng nghề nghiệp sau này; phân tích đặc điểm, yêu cầu một số của ngành nghề hiện nay. Trong các buổi họp phụ huynh học sinh, nhà trường còn mời một số chuyên viên vào từng lớp 9 để phân tích và tư vấn nghề cho phụ huynh có cái nhìn đúng 20
- hơn về việc phân luồng học sinh sau THCS và từ đó chọn cho con em mình một con đường đi phù hợp. Học sinh của trường THCS Tam Sơn năm học 2022 – 2023 chọn trường thi được thể hiện trong bảng sau: Lý Thái Tổ Ngô Gia Tự Nguyễn Văn Yên Phong Nguyễn Đăng Cừ Đạo 4 180 2 1 2 3.2. Kết quả đạt được Sau khi áp dụng các biện pháp được ghi trong báo cáo trên thì tôi thấy các giáo viên dạy môn Toán khối 9 đã chủ động hơn trong việc soạn giáo án trong năm học cũng như giáo án ôn thi vào lớp 10 do đã có chương trình ôn tập cụ thể. Các em học sinh nắm các kiến thức vững vàng hơn, dẫn tới ít sai sót trong quá trình trình bày lời giải của một bài toán. Hứng thú học tập và động lực học tập của học sinh được tăng lên rõ ràng. Các em học sinh cũng như phụ huynh học sinh có cái nhìn đúng hơn về việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS. Từ đó chất lượng thi vào lớp 10 môn Toán của trường THCS Tam Sơn được nâng cao hơn. 21
- Điểm trung bình một số đợt kiểm tra của hai lớp tôi dạy thu được như sau: Lớp ĐTB khảo sát ĐTB khảo sát ĐTB thi vào lớp 10 (kì 1) (kì 2) năm học 2023-2024 9A 6,16 6,4 8,26 9B 3,09 3,85 6,74 9C 2,93 3,69 7,21 9D 3,11 3,77 6,99 9E 2,5 3,07 6,60 9G 2,9 3,75 6,92 Thống kê điểm thi môn Toán kì thi vào lớp 10 năm học 2023-2024 như sau: Lớp Sô điểm Số điểm Số điểm Số điểm Yếu - Giỏi Khá Trung bình Kém 9A 27 11 0 0 9B 11 9 6 5 9C 10 11 7 1 9D 10 16 3 4 9E 7 11 4 6 9G 8 12 9 1 22
- Điểm thi trung bình và xếp loại cả khối 9 môn Toán kì thi vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024 của trường THCS Tam Sơn so với các trường trong thành phố Từ Sơn như sau: STT Trường Điểm trung bình Thứ tự 1 Châu Khê 6,4536 7 2 Đình Bảng 6,6091 6 3 Đồng Kỵ 5.9289 13 4 Đông Ngàn 6,2320 11 5 Đồng Nguyên 6,2566 10 6 Hương Mạc 1 5,9437 12 7 Hương Mạc 2 6,4308 8 8 Nguyễn Văn Cừ 7,1132 4 9 Phù Chẩn 6,2927 9 10 Tam Sơn 7,1781 2 11 Tân Hồng 7,1671 3 12 Trang Hạ 6,5161 5 13 Tương Giang 7,7607 1 3.3. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm - Cần dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn những em học sinh có học lực trung bình, yếu. - Bản thân cần tiếp tục tự học, tự trau dồi thêm kinh nghiệm cũng như kiến thức để truyền đạt cho học sinh. 4. Kết luận Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra trong công tác giảng dạy và qua kết quả thi vào lớp 10 các năm học. Mặc dù thời gian áp dụng các biện pháp ghi trên báo cáo chưa dài nhưng đã giúp tôi có một chương trình dạy ôn thi vào lớp 10 cụ thể, các em học sinh có hứng thú học tập cao hơn, các em có ý thức tự học tốt và đã phần nào nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 môn Toán của trường THCS Tam Sơn. 23
- Với năng lực có phần còn hạn chế và kinh nghiệm chưa nhiều nên trong quá trình viết, tôi không thể tránh được những thiếu sót. Rất mong sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để bản báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn. 5. Kiến nghị, đề xuất 5.1. Đối với tổ/nhóm chuyên môn Cần đôn đốc giáo viên thường xuyên đọc sách tham khảo, tài liệu, học hỏi kiến thức trên mạng internet, đổi mới từ thiết kế bài dạy đến cách dạy để thu hút học sinh, làm cho HS làm việc nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, tích cực hơn, gây hứng thú hơn nữa. Học sinh cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, đi học vừa bổ ích mà lại rất vui, rất thích. 5.2. Đối với lãnh đạo nhà trường - Cần lắng nghe ý kiến của giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh trong nhà trường về những khó khăn hiện nay để có những biện pháp hợp lí giải quyết mọi vấn đề bất cập. Tăng thời gian nghiên cứu giáo án, tài liệu, trao đổi, thảo luận, học hỏi lẫn nhau giữa các đồng nghiệp phục vụ cho việc dạy và học. - Cần tạo ra môi trường làm việc thoải mái, công bằng, bình đẳng để giáo viên tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, làm cho chất lượng giáo viên đồng đều hơn, ai cũng dạy tốt, làm tốt công việc của mình thì nhà trường mới thành một khối thống nhất, vững chắc được. - Ban giám hiệu cần đề ra những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt nâng cao chất lượng lớp 9; chất lượng học sinh thi vào THPT; phải có lộ trình thực hiện cụ thể nhưng không được nóng vội. - Ban giám hiệu cần khai thác những giáo viên có chuyên môn giỏi, nhiệt tình, đủ năng lực để dạy lớp 9 và ôn thi tuyển sinh vào lớp10. 5.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo - Tổ chức các buổi dạy ôn thi vào lớp 10 do các giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy. - Mở thêm trường cấp 3 công lập trên địa bàn thành phố Từ Sơn để có nhiều em được theo học các trường công lập. 24