Ôn tập Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Ôn tập về các biện pháp tu từ
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Ôn tập về các biện pháp tu từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
on_tap_ngu_van_9_chuyen_de_on_tap_ve_cac_bien_phap_tu_tu.docx
Nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Ôn tập về các biện pháp tu từ
- TRƯỜNG THCS ĐÌNH BẢNG ÔN TẬP VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ (Điệp ngữ, chơi chữ, liệt kê, nói giảm nói tránh, nói quá, câu hỏi tu từ, đảo ngữ ) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Biện pháp tu từ Biện pháp tu từ là những cách phối hợp các phương tiện ngôn ngữ để tạo hiệu quả cho hoạt động của từ; làm cho lời hay, ý đẹp, có sức biểu cảm, nâng cao hiệu quả diễn đạt và giá trị thẩm mĩ của ngôn từ. Ví dụ: Để diễn đạt ý: “mặt trời đang lên trên đỉnh núi”, nhà thơ Trần Đăng Khoa sử dụng cách nói tu từ: bác mặt trời đạp xe lên đỉnh núi. 2. Các biện pháp tu từ a)Điệp ngữ - Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại một từ, một cụm từ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là điệp ngữ. Ví dụ: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ố trứng hồng tuổi thơ. (Xuân Quỳnh, Tiếng gà trưa) - Tác dụng của phép điệp ngữ: làm cho lời văn sinh động, giàu nhịp điệu, có giá trị biểu cảm cao; nhấn mạnh, gây ấn tượng cho ý cần diễn đạt. - Các dạng điệp ngữ: + Điệp ngữ cách quãng 1
- + Điệp ngữ chuyển tiếp(điệp ngữ vòng). + Điệp ngữ nối tiếp VD. Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua. Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già. (Vội vàng – Xuân Diệu) b. Chơi chữ - Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn, thú vị. Ví dụ: Còn trời, còn nước, còn non Còn cô bán rượu, anh còn say sưa. (Ca dao) - Tác dụng của phép chơi chữ: làm cho lời văn sinh động, giàu ý nghĩa, dí dỏm, sâu sắc. Chơi chữ được dùng trong cuộc sống, trong văn thơ, trong câu đối, câu đố. - Các lối chơi chữ thường gặp: dùng từ ngữ đồng âm; dùng lối nói trại âm; đùng cách điệp âm; dùng lối nói lái; dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa. c.Nói giảm, nói tránh - Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. Ví dụ: Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế. (An-đéc-xen) - Tác dụng của phép nói giảm, nói tránh: làm cho lời văn lịch sự, tế nhị, nhẹ nhàng. - Các cách nói giảm, nói tránh: nói vòng, nói trống, dùng từ đồng nghĩa d.Nói quá - Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Ví dụ: Một hai nghiêng nước nghiêng thành. (Nguyễn Du) 2
- - Tác dụng của phép nói quá: làm cho lời văn sinh động, có giá trị biểu cảm cao; nhấn mạnh, gây ấn tượng cho ý cần diễn đạt. - Cần phân biệt nói quá với nói khoác, nói dối. e. Đảo ngữ - Đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh, Ví dụ: “Lom khom dưới núi: tiều vài chú Lác đác bên sông: chợ mấy nhà” [Qua Đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan] => Tô đậm cảm giác hoang vắng, cô liêu * Chú ý : -Nếu đã xác định là có biện pháp tu từ đảo trật tự thành phần câu thì việc xếp lại trật tự bình thường vẫn phải giữ nguyên được ý nghĩa miêu tả của câu (chỉ mất đi những ý nghĩa bổ sung do tu từ mà có). Nhưng nếu có đảo lộn trật tự bình thường của các thành phần câu làm cho câu diễn đạt kém hơn đi, thì việc xếp lại các thành phần như bình thường sẽ là thao tác có giá trị tu từ. Ví dụ: Lom khom dưới núi tiều vài chú Vài chú tiều lom khom dưới núi. Câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan có thể được phân tích là có đảo vị ngữ lên đầu câu để khắc sâu ấn tượng về hình ảnh lom khom (do đang vác hay gánh củi trên lưng) của mấy người đi kiếm củi. Nhưng câu thơ sau của Nguyễn Khuyến thì không thể phân tích như thế được Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái ( Mấy chùm hoa năm ngoái trước giậu) Một tiếng trên không ngỗng nước nào (Một tiếng ngỗng nước nào trên không). Câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan thì coi như là có “đảo ngữ” được, còn câu thơ của Nguyễn Khuyến thì không. - Trật tự từ ngữ trong câu là sự tổ chức từ ngữ sao cho câu không những đúng ngữ pháp mà còn có nhạc tính phù hợp, đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói. - Có nhạc tính phù hợp nghĩa là khi thì phải êm ái, nhịp nhàng, khi thì phải trúc trắc gập ghềnh tùy theo nội dung ý nghĩa của câu. Như vậy gọi là hài thanh. Ví dụ bài " Cây tre Việt Nam" của Thép Mới. 3
- g. Câu hỏi tu từ - Là đặt câu hỏi nhưng không đòi hỏi câu trả lời mà nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa khác. “Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngả Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu?” [Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm] => Nhấn mạnh cảnh ngộ mất mát, chia lìa, hoang tàn của quê hương trong chiến tranh. Câu hỏi tu từ là một dạng câu hỏi không yêu cầu trả lời. Đó chính là loại câu hỏi hướng suy nghĩ của người đọc vào nội dung nhất định nhằm tăng khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc. Và tăng cường sức biểu cảm cho bài thơ, văn. Câu hỏi tu từ là loại câu hỏi được dùng nhiều trong văn học nghệ thuật. Dạng câu hỏi này không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời, làm rõ vấn đề. Mà nhằm mục đích khẳng định lại, nhấn mạnh nội dung mà người nói người viết muốn gửi gắm. Trong câu hỏi tu từ ý nghĩa nghi vẫn không phải là quan trọng, ý nghĩa tình thái bổ sung mới là ý nghĩa mà người viết (nói) muốn nhấn mạnh và người đọc (nghe) cần phải chú ý. Hỏi chỉ là cách thức thể hiện chứ không phải mục đích” Ví dụ về câu hỏi tu từ trong thơ văn: Em là ai? Cô gái hay nàng tiên? Có thể thấy câu hỏi tu từ trên, tác giả không dùng để hỏi. Mục đích của câu thơ trên là để cảm thán, khẳng định vẻ đẹp của cô gái. h. Liệt kê - Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm đến với người đọc, người nghe. “Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng!” [Người con gái anh hùng – Trần Thị Lý] 4
- – Dựa vào cấu tạo chia ra thành các kiểu liệt kê + Liệt kê theo từng cặp. Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly. + Liệt kê không theo từng cặp. Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan, hoa cúc, hoa mai, hoa đào, hoa hồng, hoa ly. – Dựa vào ý nghĩa chia ra thành: + Liệt kê tăng tiến VD : Gia đình em gồm có nhiều thành viên gắn bó với nhau gồm có em gái, em, anh trai, bố, mẹ và ông bà. Trong phép liệt kê tăng tiến, thứ tự phép liệt kê tăng tiến không thể đảo lộn +Liệt kê không theo tăng tiến VD : Trên con đường trung tâm có rất nhiều loại phương tiện khác nhau như xe ô tô, xe đạp, xe tải, xe cứu thương đang chạy ngược xuôi. Trong ví dụ trên các thứ tự các loại xe có thể thay đổi mà không làm thay đổi ý nghĩa câu. - Các phép liệt kê thường được sử dụng để nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả. Trong văn học, liệt kê được sử dụng như một phép tu từ có tác dụng tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ, đoạn văn. Ví dụ: Trong tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh đã sử dụng biện pháp liệt kê để nhấn mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân, chứng minh cho lòng yêu nước đó là bất tử “ Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước” 5
- II. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI Dạng bài tìm, phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong thơ văn vốn rất quen thuộc, thường được sử dụng trong kiểm tra, thi cử đặc biệt là trong bài thi vào lớp 10. Để làm tốt dạng bài này, học sinh cần nhớ và vận dụng các bước như sau Bước 1: + Đọc kĩ đề, gạch chân các từ ngữ quan trọng để xác định rõ yêu cầu của đề bài. + Tìm nội dung chính của câu, đoạn văn thơ chứa phép tu từ. Bước 2: + Tìm những phép tu từ được sử dụng trong câu, đoạn thơ văn dựa vào dấu hiệu của biện pháp tu từ : những từ, ngữ nào được lặp lại, các từ ngữ có dấu hiệu đặc biệt + Xác định từ ngữ có phép tu từ đó. ( Ví dụ chơi chữ được thể hiện ở từ, cụm từ nào? Nói quá, nói giảm nói tránh thể hiện ở từ ngữ nào?) Bước 3: + Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của đoạn văn, thơ. + Trong đó, phân tích kĩ biện pháp nào là hay, đặc sắc nhất, gợi nhiều ấn tượng, cảm xúc cho người đọc. Vận dụng vốn sống, vốn cảm thụ của bản thân về Ngữ văn liên quan đến nội dung văn bản và kiến thức về biện pháp tu từ để phân tích, trình bày những suy nghĩ,liên tưởng cảm nhận của riêng mình về giá trị biểu đạt, biểu cảm của biện pháp tu từ, hiệu quả việc sử dụng các phép tu từ của tác giả để diễn đạt thành công một nội dung cụ thể nào đó trong văn bản. Bước 4: Viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ. Đoạn văn có thể được triển khai theo một trong các cách mà các em đã học diễn dịch, qui nạp, tổng- phân - hợp III. CÁCH TRÌNH BÀY ĐOẠN VĂN A. Phần mở đoạn: Giới thiệu văn bản, đoạn, câu và biện pháp tu từ đã sử dụng. B.Phần phát triển đoạn: Phân tích giá trị tu từ: 1.Chỉ ra tên của phép tu từ đó ( có thể gồm nhiều phép được sử dụng trong đó.) 2.Tìm ra những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó; cấu trúc, cấu tạo của phép tu từ ( kiểu, cách, công thức, ý nghĩa biểu thị, mối liên hệ cụ thể của nó) 3.Nêu tác dụng, hiệu quả sử dụng của phép tu từ trong văn bản đó: -Nêu những giá trị biểu cảm mà phép tu từ mang lại thể hiện trong văn bản. 6
- -Vận dụng vốn sống, cảm thụ của bản thân về Ngữ - Văn liên quan đến nội dung văn bản và kiến thức về biện pháp tu từ để phân tích, trình bày những suy nghĩ liên tưởng cảm nhận của riêng mình về giá trị biểu cảm, hiệu quả việc sử dụng của phép tu từ của tác giả làm nên sự thành công về mặt nghệ thuật nhằm diễn đạt thành công một nội dung nào đó cụ thể trong văn bản. Cần bám sát những nội dung kiến thức về lý thuyết về các biện pháp tu từ mà bài học đã cung cấp. Thường là ở phần ghi nhớ. Và căn cứ vào thực tế cụ thể nội dung nội dung biện pháp tu từ trong văn bản đang xem xét để nêu ra tác dụng của biện pháp tu từ. C. Phần kết đoạn: Khẳng định lại giá trị tu từ được dùng trong văn bản. Nếu được thì có thể so sánh, liên tưởng thêm với những trường hợp tượng tự khác để thấy được nét riêng độc đáo, sáng tạo của tác giả trong văn bản đó thì càng tốt. Lưu ý: - Không nhất nhất như trình bày ở trên, có thể linh hoạt thay đổi trật tự theo khả năng ý thích cảm xúc sáng tạo của riêng em. Nhưng nên trình bày đủ ý và viết nó trong một đoạn văn hoàn chỉnh - “có đầu có đuôi” - Không biến nó thành một đoạn văn phân tích nội dung văn bản chung chung mà chỉ nên viết đoạn văn dưới góc độ phân tích tác dụng hiệu quả của phép tu từ) IV. LUYỆN TẬP CÁC DẠNG ĐỀ Dạng bài tập về biện pháp tu từ trong bài thi có thể hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau A. Dạng bài tập chỉ yêu cầu phân tích một biện pháp tu từ cụ thể trong một câu, một đoạn thơ. Dạng bài tập này đề thường cung cấp sẵn biện pháp tu từ nên học sinh dễ phân tích và không bị phân tích thiếu biện pháp tu từ. * Bài tập về biện pháp điệp ngữ 1. Phân tích tác dụng của các phép tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn thơ sau "Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ “ Cục cục tác cục ta” Nghe xao động nҳng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ” ( Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh) 7
- Bước 1: Đọc, xác định nội dung chính của đoạn thơ: Tâm trạng của người chiến sĩ khi nghe âm thanh tiếng gà trên đường hành quân. Bước 2: Xác định phép tu từ - Điệp ngữ “Nghe” Bước 3: Phân tích tác dụng - Điệp ngữ cách quãng “ nghe” lặp lại 3 lần ở đầu câu thơ liên tiếp thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng người chiến sĩ khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương. -> Đoạn thơ khắc họa được tâm hồn nhạy cảm cùng tình cảm làng quê thắm thiết sâu nặng, tình yêu quê hương đất nước của người lính. Bước 4: Căn cứ vào các ý đã tìm HS viết thành đoạn văn - Mở đoạn giới thiệu văn bản và biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ, bài thơ đó. - Phát triển đoạn phân tích giá trị tu từ + Chỉ ra tên của phép tu từ + Tìm ra những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó; cấu trúc, cấu tạo của phép tu từ (kiểu, cách, công thức, ý nghĩa biểu thị, mối liên hệ cụ thể của nó). + Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ trong văn bản,nêu những giá trị biểu cảm mà phép tu từ mang lại thể hiện trong đoạn thơ. - Kết đoạn khẳng định lại giá trị tu từ trong văn bản. 2. Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong câu thơ sau: Trăng bao nhiêu tuổi là trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non Bước 1: Đọc, xác định nội dung chính của câu thơ: Bước 2: Xác định phép tu từ - Điệp ngữ ” Bao nhiêu tuổi ” được lặp lại 2 lần Bước 3: Phân tích tác dụng - Điệp ngữ ” Bao nhiêu tuổi ” được lặp lại 2 lần với ý muốn nói đến sự bất tận của trăng và núi. Trăng và núi không hề có tuổi tác. trăng luôn sống mãi với núi, luôn xanh tươi. Bước 4: Căn cứ vào các ý đã tìm HS viết thành đoạn văn - Mở đoạn giới thiệu văn bản và biện pháp tu từ được sử dụng 8
- trong đoạn thơ, bài thơ đó. - Phát triển đoạn phân tích giá trị tu từ + Chỉ ra tên của phép tu từ + Tìm ra những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó; cấu trúc, cấu tạo của phép tu từ (kiểu, cách, công thức, ý nghĩa biểu thị, mối liên hệ cụ thể của nó). + Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ trong văn bản,nêu những giá trị biểu cảm mà phép tu từ mang lại thể hiện trong đoạn thơ. - Kết đoạn khẳng định lại giá trị tu từ trong văn bản. 3 . Cho đoạn thơ sau: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữu thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !” ( Trích “ Bếp lửa ” - Bằng Việt) 1.Từ “ nhóm” trong đoạn thơ có những nghĩa nào? - Nghĩa gốc: Hoạt động làm cho lửa và chất đốt bén vào nhau và cháy lên - Nghĩa chuyển: Khơi dậy, gợi lên trong tâm hồn con người những tình cảm tốt đẹp. 2. Phân tích tác dụng của phép tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ trên. Bước 1: Đọc, xác định nội dung chính của câu thơ: tình cảm của nhà thơ Bằng Việt ở nơi xa nhớ về bà Bước 2: Xác định phép tu từ - Từ “ nhóm” lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ Bước 3: Phân tích tác dụng + Nhấn mạnh, làm toả sáng hơn nét “kì lạ” và thiêng liêng bếp lửa. + Bếp lửa của tình bà đã nhóm lên trong lòng cháu bao điều thiêng liêng, kì lạ. Từ “nhóm” đứng đầu mỗi dòng thơ mang nhiều ý nghĩa: khơi dậy tình cảm nồng ấm, khơi dậy tình yêu thương, tình làng nghĩa xóm, quê hương, khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ. 9
- + Phép điệp ngữ khẳng định bà là cội nguồn của niềm vui, của ngọt bùi nồng đượm, là khởi nguồn của những tâm tình tuổi nhỏ.Đó là bếp lửa của lòng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung. - Tác giả: Bằng biện pháp tu từ trên tác giả ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của người bà bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với bà. Bước 4: Căn cứ vào các ý đã tìm HS viết thành đoạn văn - Mở đoạn giới thiệu văn bản và biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ, bài thơ đó. - Phát triển đoạn phân tích giá trị tu từ + Chỉ ra tên của phép tu từ + Tìm ra những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó; cấu trúc, cấu tạo của phép tu từ (kiểu, cách, công thức, ý nghĩa biểu thị, mối liên hệ cụ thể của nó). + Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ trong văn bản,nêu những giá trị biểu cảm mà phép tu từ mang lại thể hiện trong đoạn thơ. - Kết đoạn khẳng định lại giá trị tu từ trong văn bản. * Bài tập về biện pháp chơi chữ Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ chơi chữ được thể hiện trong các câu sau a. Bà già đi chợ Cầu Đông, Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói xem quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng không còn. Bước 1:Đọc, xác định nội dung chính của bài ca dao: Bà già đi xem bói , muốn nhờ ông thầy bói gieo một quẻ xem lấy chồng có lợi không Bước 2: Xác định phép tu từ Nghệ thuật chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm thể hiện trong từ “ lợi” Bước 3: Phân tích tác dụng + lợi (1): lợi lộc, lợi ích + lợi (2) , lợi (3): 10
- => cách phát âm giống nhau, nghĩa khác nhau Trong câu trả lời của ông thầy bói mới nghe vế đầu “lợi thì có lợi” nghĩ rằng “lợi “ ở đây được dùng để trả lời theo đúng ý của bà già,nhưng đọc đến vế sau , đặt trong mối quan hệ của cụm từ “ răng không còn” ta thấy được ý đích thực của thầy bói .Lợi3 :bà đã quá già rồi ,răng chẳng còn thì tính chuyện chồng con làm gì nữa. Hóa ra cái từ “lợi” ở đây không còn cái nghĩa “ thuận lợi, lợi lộc” nữa mà đã chuyển sang một nghĩa khác, một cách hiểu khác. Và đến đây người đọc mới bật cười vì sự bất ngờ trong câu trả lời của thầy bói.Đó là một câu trả lời gián tiếp đượm chất hài hước, dí dỏm nhằm khuyên nhủ kín đáo với bà già nhờ việc tráo đổi nghĩa của từ dựa theo hiện tượng đồng âm . Bước 4: Căn cứ vào các ý đã tìm HS viết thành đoạn văn - Mở đoạn giới thiệu văn bản và biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ, bài thơ đó. - Phát triển đoạn phân tích giá trị tu từ + Chỉ ra tên của phép tu từ + Tìm ra những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó; cấu trúc, cấu tạo của phép tu từ (kiểu, cách, công thức, ý nghĩa biểu thị, mối liên hệ cụ thể của nó). + Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ trong văn bản,nêu những giá trị biểu cảm mà phép tu từ mang lại thể hiện trong đoạn thơ. - Kết đoạn khẳng định lại giá trị tu từ trong văn bản. b. Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương (Tú Mỡ) Bước 1: Đọc, xác định nội dung chính của câu thơ nói về tên tướng Na Va của quân đội Pháp Bước 2: Xác định phép tu từ : chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm Danh (tướng) (tướng) giỏi,nổi tiếng. Ranh (tướng) (tướng)ranh con, ranh mãnh, xảo quyệt Bước 3: Phân tích tác dụng 11
- Tác dụng: Trong hai câu thơ trên Tú Mỡ nhắc đến một nhân vật, đó là tướng Na Va- một tướng nổi tiếng của quân đội Pháp rất giỏi.Nhưng trong trận Điện Biên Phủ do sự hiếu chiến, chủ quan và coi thường đánh giá thấp khả năng của Việt Minh nên quân đội pháp dưới sự chỉ huy của Na Va đã thất bại thảm hại trong trận Điện Biên Phủ => thái độ chế giễu, châm biếm, đả kích, mỉa mai coi thường tên tướng Pháp đó chỉ là tên nhãi ranh, ranh con , ranh mãnh xảo quyệt. Bước 4: Căn cứ vào các ý đã tìm HS viết thành đoạn văn - Mở đoạn giới thiệu văn bản và biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ, bài thơ đó. - Phát triển đoạn phân tích giá trị tu từ + Chỉ ra tên của phép tu từ + Tìm ra những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó; cấu trúc, cấu tạo của phép tu từ (kiểu, cách, công thức, ý nghĩa biểu thị, mối liên hệ cụ thể của nó). + Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ trong văn bản,nêu những giá trị biểu cảm mà phép tu từ mang lại thể hiện trong đoạn thơ. - Kết đoạn khẳng định lại giá trị tu từ trong văn bản. c. Ngọt thơm sau lớp vỏ gai, Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng Mời cô mời bác ăn cùng Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà. Bước 1: Đọc, xác định nội dung chính của đoạn thơ: miêu tả quả sầu riêng Bước 2: Xác định phép tu từ : chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm, trái nghĩa - Sầu riêng: + Một loại quả ở Nam Bộ. + Trạng thái tâm lí tiêu cực cá nhân: buồn -> Từ đồng âm Sầu riêng - vui chung=> từ trái nghĩa 12
- Bước 3: Phân tích tác dụng - Sầu riêng: + Một loại quả ở Nam Bộ. + Trạng thái tâm lí tiêu cực cá nhân: buồn -> Từ đồng âm Sầu riêng - vui chung=> từ trái nghĩa => dùng các từ đồng âm, trái nghĩa miêu tả quả sầu riêng nhưng qua đó miêu tả niềm vui của nhân dân ta trong ngày giải phóng đất nước Bước 4: Căn cứ vào các ý đã tìm HS viết thành đoạn văn - Mở đoạn giới thiệu văn bản và biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ, bài thơ đó. - Phát triển đoạn phân tích giá trị tu từ + Chỉ ra tên của phép tu từ + Tìm ra những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó; cấu trúc, cấu tạo của phép tu từ (kiểu, cách, công thức, ý nghĩa biểu thị, mối liên hệ cụ thể của nó). + Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ trong văn bản,nêu những giá trị biểu cảm mà phép tu từ mang lại thể hiện trong đoạn thơ. - Kết đoạn khẳng định lại giá trị tu từ trong văn bản. * Bài tập về biện pháp nói giảm nói tránh 1/ Tìm và phân tích tác dụng của nói giảm nói tránh trong các câu sau: a/ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Bước 1:Đọc, xác định nội dung chính của đoạn thơ: câu thơ giới thiệu việc nhà thơ Viễn Phương cùng nhân dân Miền Nam ra thăm lăng Bác Bước 2: Xác định phép tu từ : Nói giảm nói tránh: thăm- thay cho từ viếng Bước 3: Phân tích tác dụng Viếng lăng Bác gợi cảm giác đau buồn . Dùng từ “thăm” giảm đau buồn và người đọc có cảm tưởng như Bác vẫn còn sống 13
- Bước 4: Căn cứ vào các ý đã tìm HS viết thành đoạn văn - Mở đoạn giới thiệu văn bản và biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ, bài thơ đó. - Phát triển đoạn phân tích giá trị tu từ + Chỉ ra tên của phép tu từ + Tìm ra những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó; cấu trúc, cấu tạo của phép tu từ (kiểu, cách, công thức, ý nghĩa biểu thị, mối liên hệ cụ thể của nó). + Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ trong văn bản,nêu những giá trị biểu cảm mà phép tu từ mang lại thể hiện trong đoạn thơ. - Kết đoạn khẳng định lại giá trị tu từ trong văn bản. b/ Bác đã lên đường, theo tổ tiên Mác Lê-nin, thế giới Người Hiền . Bước 1:Đọc, xác định nội dung chính của đoạn thơ: câu thơ kể thông báo việc Bác đã mất Bước 2: Xác định phép tu từ : Nói giảm nói tránh: lên đường - mất Bước 3: Phân tích tác dụng: giảm đau thương, mất mát khi Bác ra đi Bước 4: Căn cứ vào các ý đã tìm HS viết thành đoạn văn - Mở đoạn giới thiệu văn bản và biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ, bài thơ đó. - Phát triển đoạn phân tích giá trị tu từ + Chỉ ra tên của phép tu từ + Tìm ra những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó; cấu trúc, cấu tạo của phép tu từ (kiểu, cách, công thức, ý nghĩa biểu thị, mối liên hệ cụ thể của nó). + Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ trong văn bản,nêu những giá trị biểu cảm mà phép tu từ mang lại thể hiện trong đoạn thơ. - Kết đoạn khẳng định lại giá trị tu từ trong văn bản. * Bài tập về biện pháp nói quá Phân tích biện pháp tu từ nói quá trong các câu sau đây a. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 14
- Bước 1:Đọc, xác định nội dung chính của câu tục ngữ : Bước 2: Xác định phép tu từ : nói quá Đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn, ngắn đến mức độ chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối. Bước 3: Phân tích tác dụng Nó nhấn mạnh đặc điểm của đêm tháng năm và ngày tháng mười giúp người nông dân biết về thời gian mà điều chỉnh công việc cho hợp lí. Bước 4: Căn cứ vào các ý đã tìm HS viết thành đoạn văn - Mở đoạn giới thiệu văn bản và biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ, bài thơ đó. - Phát triển đoạn phân tích giá trị tu từ + Chỉ ra tên của phép tu từ + Tìm ra những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó; cấu trúc, cấu tạo của phép tu từ (kiểu, cách, công thức, ý nghĩa biểu thị, mối liên hệ cụ thể của nó). + Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ trong văn bản,nêu những giá trị biểu cảm mà phép tu từ mang lại thể hiện trong đoạn thơ. - Kết đoạn khẳng định lại giá trị tu từ trong văn bản. b/ Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. Bước 1:Đọc, xác định nội dung chính của bài ca dao : Bước 2: Xác định phép tu từ : nói quá Mồ hôi đổ rất nhiều giống như mưa bao nhiêu thấm hết vào ruộng cày tơi xốp, miêu tả mồ hôi đổ nhiều như thế mới thấy được nỗi vất vả của người nông dân như thế nào khi làm ra lúa gạo. Bước 3: Phân tích tác dụng Nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho lời văn khi nói về nỗi vất vả của người nông dân khi làm ra hạt lúa. Từ đó nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng lúa, 15
- gạo và công sức của người nông dân Bước 4: Căn cứ vào các ý đã tìm HS viết thành đoạn văn - Mở đoạn giới thiệu văn bản và biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ, bài thơ đó. - Phát triển đoạn phân tích giá trị tu từ + Chỉ ra tên của phép tu từ + Tìm ra những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó; cấu trúc, cấu tạo của phép tu từ (kiểu, cách, công thức, ý nghĩa biểu thị, mối liên hệ cụ thể của nó). + Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ trong văn bản,nêu những giá trị biểu cảm mà phép tu từ mang lại thể hiện trong đoạn thơ. - Kết đoạn khẳng định lại giá trị tu từ trong văn bản. c. Gánh cực mà đổ lên non Còng lưng mà chạy cực còn theo sau. => Nói quá lên nỗi khổ cực của người nông dân lao động. d. Đêm nằm lưng chẳng tới giường Mong trời mau sáng ra đường gặp em! => Nói quá về thời gian, về tình yêu nhung nhớ của đôi trai gái. * Bài tập về biện pháp liệt kê Cho đoạn văn sau: “Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất Li cố tình để sát vào mâm cỗ cho bàn ăn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn. Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hâm hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây ” (Trích Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng) - Đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong đoạn văn? 16
- Bước 1:Đọc, xác định nội dung chính của đoạn văn : Bước 2: Xác định phép tu từ : – Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng biện pháp liệt kê: - gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò ” Bước 3: Phân tích tác dụng -Tác dụng: Biện pháp liệt kê giúp cho nhà văn miêu tả sinh động mâm cỗ Tết vốn tràn trề, ngồn ngộn những của ngon, vật lạ Bước 4: Căn cứ vào các ý đã tìm HS viết thành đoạn văn - Mở đoạn giới thiệu văn bản và biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ, bài thơ đó. - Phát triển đoạn phân tích giá trị tu từ + Chỉ ra tên của phép tu từ + Tìm ra những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó; cấu trúc, cấu tạo của phép tu từ (kiểu, cách, công thức, ý nghĩa biểu thị, mối liên hệ cụ thể của nó). + Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ trong văn bản,nêu những giá trị biểu cảm mà phép tu từ mang lại thể hiện trong đoạn thơ. - Kết đoạn khẳng định lại giá trị tu từ trong văn bản. * Bài tập về câu hỏi tu từ Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong các câu thơ sau? a. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Nhớ Rừng – Thế Lữ) Bước 1:Đọc, xác định nội dung chính của câu thơ Bước 2: Xác định phép tu từ : Sử dụng câu hỏi tu từ: Thời oanh liệt nay còn đâu ? Bước 3: Phân tích tác dụng: câu hỏi trong câu thơ không đòi hỏi câu trả lời mà nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa khác. Câu thơ bộc lộ được cảm xúc trông mong, nhớ về thời oanh liệt, thể hiện sự thất vọng tột cùng. Bước 4: Căn cứ vào các ý đã tìm HS viết thành đoạn văn - Mở đoạn giới thiệu văn bản và biện pháp tu từ được sử dụng 17
- trong đoạn thơ, bài thơ đó. - Phát triển đoạn phân tích giá trị tu từ + Chỉ ra tên của phép tu từ + Tìm ra những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó; cấu trúc, cấu tạo của phép tu từ (kiểu, cách, công thức, ý nghĩa biểu thị, mối liên hệ cụ thể của nó). + Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ trong văn bản,nêu những giá trị biểu cảm mà phép tu từ mang lại thể hiện trong đoạn thơ. - Kết đoạn khẳng định lại giá trị tu từ trong văn bản. b. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? (Ông đồ - Nguyễn Đình Liên) Bước 1:Đọc, xác định nội dung chính của câu thơ Bước 2: Xác định phép tu từ : Sử dụng câu hỏi tu từ: Hồn ở đâu bây giờ? Bước 3: Phân tích tác dụng - Nỗi niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc. -Bộc lộ cảm xúc quan tâm, lo lắng, xót thương cho 1 lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) -> đó chính là giá trị tinh thần của dân tộc -là thể hiện nỗi nhớ tiếc, khắc khoải của nhà thơ đối với ông đồ với cả một lớp người như ông đồ về một nét đẹp văn hóa đã bị quên lãng . =>Câu hỏi tu từ đặt ra như 1 lời tự vấn, câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt. Bước 4: Căn cứ vào các ý đã tìm HS viết thành đoạn văn - Mở đoạn giới thiệu văn bản và biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ, bài thơ đó. - Phát triển đoạn phân tích giá trị tu từ + Chỉ ra tên của phép tu từ + Tìm ra những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó; cấu trúc, cấu tạo của phép tu từ (kiểu, cách, công thức, ý nghĩa biểu thị, mối liên hệ cụ thể của nó). 18
- + Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ trong văn bản,nêu những giá trị biểu cảm mà phép tu từ mang lại thể hiện trong đoạn thơ. - Kết đoạn khẳng định lại giá trị tu từ trong văn bản. * Bài tập về biện pháp đảo ngữ a. Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) Bước 1:Đọc, xác định nội dung chính của câu thơ Bước 2: Xác định phép tu từ : nghệ thuật đảo cấu trúc cú pháp Động từ “Mọc” được đảo lên vị trí đầu câu đứng trước chủ ngữ Bước 3: Phân tích tác dụng - Gợi sự xuất hiện dột ngột , bất ngờ của bông hoa - Nhấn mạnh vẻ đẹp của bông hoa mọc lên từ dòng nước trong xanh, khoe sắc màu tươi sáng và tràn đầy sức sống. đồng thời làm cho tứ thơ sinh động trong sự sinh thành, nảy nở, khởi sắc của sự sống. Bước 4: Căn cứ vào các ý đã tìm HS viết thành đoạn văn - Mở đoạn giới thiệu văn bản và biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ, bài thơ đó. - Phát triển đoạn phân tích giá trị tu từ + Chỉ ra tên của phép tu từ + Tìm ra những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó; cấu trúc, cấu tạo của phép tu từ (kiểu, cách, công thức, ý nghĩa biểu thị, mối liên hệ cụ thể của nó). + Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ trong văn bản,nêu những giá trị biểu cảm mà phép tu từ mang lại thể hiện trong đoạn thơ. - Kết đoạn khẳng định lại giá trị tu từ trong văn bản. b. Lom khom dưới núi ,tiều vài chú Lác đác bên sông ,chợ mấy nhà 19
- Bước 1:Đọc, xác định nội dung chính của câu thơ Bước 2: Xác định phép tu từ : nghệ thuật đảo cấu trúc cú pháp Lom khom, Lác đác được đặt trước các chủ ngữ : tiều vài chú, chợ mấy nhà Bước 3: Phân tích tác dụng Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Hai câu thơ trở nên đầy sức gợi. "Lom khom" và "lác đác" là những từ ngữ chỉ sự tiêu điều, vắng vẻ, thưa thớt ở đây, vậy mà nó lại được tác giả khéo léo đặt lên đầu câu thơ. Điều này làm nổi bật sự đói nghèo, lam lũ của nơi đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh đã bao trùm lên tất cả. - NT đảo ngữ tạo cho câu thơ có hình ảnh, đường nét, màu sắc Bước 4: Căn cứ vào các ý đã tìm HS viết thành đoạn văn - Mở đoạn giới thiệu văn bản và biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ, bài thơ đó. - Phát triển đoạn phân tích giá trị tu từ + Chỉ ra tên của phép tu từ + Tìm ra những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó; cấu trúc, cấu tạo của phép tu từ (kiểu, cách, công thức, ý nghĩa biểu thị, mối liên hệ cụ thể của nó). + Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ trong văn bản,nêu những giá trị biểu cảm mà phép tu từ mang lại thể hiện trong đoạn thơ. - Kết đoạn khẳng định lại giá trị tu từ trong văn bản. B. Dạng bài tập chỉ yêu cầu phân tích nhiều hơn một biện pháp tu từ trong một câu, một đoạn thơ hoặc nhiều yêu cầu trong một câu, một đoạn thơ, đoạn văn. Dạng bài tập này đề yêu cầu học sinh phải có khả năng phát hiện ra các tín hiệu của các biện pháp tu từ trong câu, đoạn thơ. Nếu hs không để ý sẽ dễ bị thiếu biện pháp tu từ, thiếu ý khi trả lời . Dạng bài tập này giáo viên cần chú ý cho học sinh kỹ năng làm bài lần lượt từng yêu cầu, đọc kỹ để phát hiện đủ các biện pháp tu từ. 1 . 20