Ôn tập Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Ôn tập truyện hiện đại Việt Nam: Văn bản “Những ngôi sao xa xôi”
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Ôn tập truyện hiện đại Việt Nam: Văn bản “Những ngôi sao xa xôi”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
on_tap_ngu_van_9_chuyen_de_on_tap_truyen_hien_dai_viet_nam_v.doc
Nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Ôn tập truyện hiện đại Việt Nam: Văn bản “Những ngôi sao xa xôi”
- 1 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN CỪ ÔN TẬP TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM VĂN BẢN “NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI” (Lê Minh Khuê) A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Giới thiệu chung 1. Tác giả Lê Minh Khuê sinh năm 1949, là cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Trước năm 1975, hầu hết các tác phẩm của bà đều tập trung khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trên chiến trường Trường Sơn. Năm 2012, Lê Minh Khuê được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác : Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được sáng tác năm 1971. Truyện kể về ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường. Qua đó, nhà văn tái hiện được hiện thực gian khổ, khốc liệt và vẻ đẹp của thế hệ trẻ Viêt Nam thời chống Mỹ cứu nước. b. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm . c. Ngôi kể: - Ngôi kể: truyện kể theo ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định- nhân vật chính. 3. Đoạn trích: a. Tóm tắt: Truyện kể về tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, đó là ba cô gái trẻ: Phương Định, Nho và Thao. Họ ở cách xa đơn vị, trong một cái hang dưới chân cao điểm. Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay định ném bom, đo dất đá, san lấp hố bom, đo toạ độ những trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc vô cùng nguy hiểm, hằng ngày họ phải chạy trên cao điểm và đối mặt với cái chết. Công việc đầy gian khổ, nguy hiểm nhưng họ vẫn sống hồn nhiên, yêu đời. Những lúc rảnh rỗi, họ thường ca hát, tâm hồn rất mơ mộng, nhất là Phương Định. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao vô cùng lo lắng và tận tình chăm sóc. Ba
- 2 cô gái gắn bó, yêu thương nhau mặc dù mỗi người một cá tính. Sau những giây phút phá bom căng thẳng, một cơn mưa đá vụt đến rồi vụt đi để lại trong lòng Phương Định bao hoài niệm, khát khao. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Nội dung cơ bản: - Phương Định là nhân vật chính và cũng là người kể chuyện trong tác phẩm. Vì vậy, chân dung tâm hồn cô được phản ánh qua những quan sát, cảm nhận, suy nghẫm về bản thân, về con người và cuộc sống nơi chiến trường: + Tâm hồn nhạy cảm, trong sáng, mơ mộng được phản chiếu qua những hồi ức về kỉ niệm tuổi thơ và những cảm xúc lãng mạn Phương Định luôn nhớ về thời học trò hồn nhiên, vô tư; về cuộc sống thanh bình ở Hà Nội trước chiến tranh. Sống giữa hoàn cảnh bom đạn, gian khổ, hi sinh nhưng Phương Định vẫn lạc quan, yêu đời. Cô vui và tự hào về vẻ ngoài “khá” vì biết mình được nhiều người yêu mến. Cô thích ca hát, yêu mến, gắn bó với tất cả những đồng đội của mình Đối với Phương Định, đẹp nhất, cao thượng nhất trên đời “là những người mặc quan phục, có ngôi sao trên mũ”. + Nổi bật nhất ở Phương Định là tinh thần dũng cảm, tinh thần trách nhiệm của một người chiến sĩ. Tổ trinh sát mặt đường của cô phải đảm nhận nhiệm vụ nguy hiểm, luôn cận kề bên cái chết Mỗi lần đếm bom là một lần nằm ngay trong tầm bắn phá dữ dội của máy bay địch. Một lần phá bom là một lần đối mặt với tử thần khiến “thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu” Bằng việc miêu tả chân thực, tinh tế diễn biến tâm trạng của Phương Định trong một lần gỡ bom nổ chậm, tác giả đã thể hiện được sức mạnh kì diệu của lòng tự trọng, tinh thần quả cảm và tình yêu đất nước của nhân vật. - Cùng với Phương định, tác giả còn khắc hoạ thành công hai nhân vật Thao và Nho. Họ có chung những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ thanh niên xung phong Trường Sơn; những cảm xúc tinh tế, lãng mạn của các cô gái trẻ, Họ đều là những con người dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, hi sinh, vì lí tưởng; đoàn kết, yêu thương, quan tâm, chăm sóc cho nhau như những người thân trong một gia đình nhưng mỗi người lại được miêu tả với một tính cách riêng. Chị Thao từng trải, vững vàng trước thử thách nhưng lại sợ nhìn thấy máu. Nho là cô em út trẻ trung, dễ thương mà gan góc. Mặc dù hoàn cảnh sống, chiến đấu vô cùng khắc nghiệt, những
- 3 người chiến sĩ ấy vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, trẻ trung, yêu đời. Hình ảnh những chiến sĩ thanh niên xung phong đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. 2. Giá trị nội dung: Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. 3. Đặc sắc về nghệ thuật - Ngôi trần thuật (ngôi thứ nhất, đồng thời cũng là nhân vật chính) vừa giúp tác giả tập trung thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật vừa tạo điểm nhìn phù hợp với yêu cầu miêu tả hiện thực gian khổ, ác liệt nơi chiến trường. - Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật tự nhiên, phong phú, linh hoạt. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, tinh tế, sinh động. B. LUYỆN TẬP CÁC DẠNG ĐỀ/ BÀI/ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP THI VÀO LỚP 10 THPT (Dạng câu hỏi đọc – hiểu kết hợp nghị luận xã hội, nghị luận văn học). I. Các dạng thường gặp Dạng 1. Câu hỏi đọc - hiểu - Tác giả, tác phẩm, phương thức biểu đạt, ngôi kể - Ngữ pháp: kiểu câu, các thành phần câu - Từ vựng: biện pháp tu từ. - Tìm hiểu nội dung đoạn văn Dạng 2. Viết đoạn văn nghị luận xã hội - Từ nội dung của đoạn trích, yêu cầu viết 1 đoạn văn nghị luận về 1 chủ đề liên quan (nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí hoặc nghị luận về một sự việc, hiện tượng) Dạng 3. Viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: - Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm tự sự. II. Câu hỏi vận dụng
- 4 Bài 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: “ Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình. Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. a. Phần in đậm giữ vai trò gì trong cấu trúc ngữ pháp của câu? b. Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt trong đoạn trích trên. c. Nhân vật “tôi” ở đây là ai? Việc chọn nhân vật chính – ngôi kể thứ nhất là người kể chuyện có tác dụng gì cho nội dung và nghệ thuật trần thuật của truyện. d. Kể tên một số tác phẩm khác (thơ, văn) cùng viết về đề tài kháng chiến chống Mĩ mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả. e. Từ đoạn trích trên hãy viết đoạn văn ( khoảng một trang giấy thi) bàn về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. * Gợi ý giải bài tập: • Thành phần khởi ngữ. • - Câu có lời dẫn trực tiếp: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. - Câu đặc biệt: Im ắng lạ. • Nhân vật tôi ở đây là Phương Định – nhân vật chính – người kể chuyện, ngôi kể thứ nhất. Truyện được trần thuật từ nhân vật chính, đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật và tạo điểm nhìn phù hợp để tái hiện cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn của tổ nữ trinh sát thanh niên xung phong. - Chọn ngôi kể thứ nhất kể chuyện có nghĩa nhân vật là người tham gia trực tiếp vào câu chuyện, người chứng kiến hiện thực cuộc sống, người tự bộc bạch nội tâm, tâm trạng, cảm xúc của mình. Điều đó làm tăng độ tin cậy cho nội dung truyện và sức hấp dẫn đối với người đọc. - Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện, tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ, trẻ trung và nữ tính. Lời kể ngắn, nhịp
- 5 nhanh tạo không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường. Ở những đoạn có tính chất hồi tưởng nhịp kể chậm, gợi nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu của nhân vật. • Kể tên một số tác phẩm khác (thơ, văn) cùng viết về đề tài kháng chiến chống Mĩ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. * Yêu cầu chung: + Kiểu bài : Nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí + Vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của tinh thần lạc quan + Hình thức: Đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) + Phạm vi dẫn chứng: trong đoạn trích và trong đời sống xã hội. * Yêu cầu cần đạt trong đoạn văn: a. Mở đoạn: (Dẫn dắt, nêu vấn đề và đánh giá khái quát vấn đề nghị luận): - “Người lạc quan là người nhìn đâu cũng thấy đèn xanh”, câu nói thể hiện tinh thần lạc quan. - Chúng ta có lạc quan thì tinh thần mới vui tươi để học tập, làm việc. Đây là một yếu tố thúc đẩy, là bước đà cho cuộc sống tươi đẹp hơn. b. Thân đoạn: - Giải thích khái niệm: Lạc quan: là có cách nhìn, thái độ tin tưởng ở tương lai tốt đẹp, luôn sống, vui tươi, nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực. - Bàn luận, đánh giá: + Biểu hiện: • Luôn có nét mặt vui tươi, tâm hồn lúc nào cũng phong phú, rộng mở, cảm thấy mỗi giây đều có ý nghĩa, có ích. • Họ luôn nhìn cuộc đời, con người bằng cặp mắt bao dung, luôn tin tưởng vào những điều tốt đẹp. • Luôn tin vào phẩm chất và năng lực của người khác và luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống theo hướng tích cực. + Ý nghĩa của tinh thần lạc quan: • Tinh thần lạc quan là liều thuốc bổ cho sức khoẻ khiến họ luôn sống vui vẻ, khoẻ mạnh, trẻ trung.
- 6 • Sống lạc quan giúp con người có cái nhìn sáng suốt, minh mẫn, luôn nhìn nhận mọi thứ theo hướng đúng đắn, đầy thiện chí. • Là sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách; bình tĩnh, tự tin, dũng cảm tìm ra giải pháp cho hoàn cảnh bế tắc. • Nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng; Sống lạc quan sẽ được mọi người tin yêu, tạo nên môi trường sống gần gũi, thân thiện; lan toả lối sống đẹp tới những người xung quanh. (Chú ý: cần nêu và phân tích dẫn chứng trong và ngoài đoạn trích) + Mở rộng: • Chớ hiểu lầm lạc quan sang thái độ tự an ủi bản thân hoặc tự thôi miên bản thân để dễ dàng chấp nhận thất bại khiến con người mất đi chí tiến thủ, sống không có mục đích. • Lạc quan khác với chủ quan: luôn xem mọi việc dễ dàng, không chú tâm, cố gắng để rồi gặp thất bại. • Phê phán những kẻ bi quan, chán nản. + Bài học nhận thức và hành động: • Biết cười nhiều hơn, luôn giữ cho tâm trạng vui vẻ, thân thiện. • Nuôi dưỡng suy nghĩ tích cực từ những thất bại hướng đến làm trong sạch tâm hồn. • Sống hoà mình với thiên nhiên, chủ động kết bạn với những người có lối sống lạc quan để nuôi dưỡng khát vọng vươn tới tương lai. c. Kết đoạn (kết thúc vấn đề): - Mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ phải có thái độ sống lạc quan ngay từ ngày hôm nay. Bài 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lương đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về
- 7 chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng loá lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”. a. Đoạn truyện trên trích trong tác phẩm nào, do ai sáng tác? b. Chúng tôi được nói đến trong truyện là những ai? Nụ cười và những lời đùa gọi nhau của các nhân vật ấy thể hiện vẻ đẹp nào ở họ? c. Người kể đoạn truyện này giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm? d. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Theo cấu trúc ngữ pháp, câu văn trên là loại câu gì? e. Từ đoạn trích trên hãy viết đoạn văn (khoảng 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình bạn đẹp. *Gợi ý giải bài tập: a. Đoạn truyện được trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. b. - Chúng tôi được nói đến trong đoạn trích là Thao, Nho, Phương Định – những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ. - Nụ cười và những lời đùa gọi nhau của các nhân vật ấy cho thấy mặc dù hoàn cảnh sống, chiến đấu vô cùng khắc nghiệt, nhưng những chiến sĩ ấy vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, trẻ trung, yêu đời. c. Người kể trong đoạn truyện này và cả câu chuyện là Phương Định – nhân vật chính của tác phẩm. d. Câu văn trên là câu rút gọn (rút gọn thành phần chủ ngữ). e. * Yêu cầu chung: + Kiểu bài : Nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí + Vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của tình bạn đẹp + Hình thức: Đoạn văn (khoảng 15 câu) + Phạm vi dẫn chứng: trong đoạn trích và trong đời sống xã hội. * Yêu cầu cần đạt trong đoạn văn: a. Mở đoạn: (Dẫn dắt, nêu vấn đề và đánh giá khái quát vấn đề nghị luận): Có câu nói rằng: “Cuộc đời mất đi tình bạn cũng giống như thế giới mất đi mặt trời”. Trong đời sống tinh thần của con người, bên cạnh những tình cảm thiêng liêng,
- 8 cao quý như tình gia đình, tình thầy trò, còn có tình bè bạn. Tình cảm bạn bè cũng là thứ tình cảm cao quý, có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời mỗi con người. b. Thân đoạn: - Giải thích khái niệm: + Tình bạn là thứ tình cảm gắn bó, thân thiết giữa hai học một nhóm người có những nét chung về tính tình, sở thích, ước mơ, lí tưởng + Tình bạn đẹp là tình cảm chân thành, luôn yêu thương, gắn bó, đồng cảm, sẻ chia mọi vui buồn trong cuộc sống. - Bàn luận, đánh giá: + Biểu hiện: • Tình bạn đẹp trước hết là một tình cảm chân thành, trong sáng, vô tư và đầy tin tưởng. Ở bên họ ta có thể bộc lộ bản thân một cách thoải mái. • Tình bạn bắt đầu thường được xây dựng trên cơ sở cảm tính nhiều hơn là lí tính. Đó là những người ta có thiện cảm thực sự, hiểu ta và có chung sở thích với ta, cùng hoặc không cùng cảnh ngộ. • Tình bạn trong sáng không chấp nhận những toan tính nhỏ nhen, vụ lợi và sự đố kị hơn thua. Hiểu biết, thông cảm và sẵn sàng chia sẻ nỗi buồn, sướng khổ với nhau. Còn những kẻ: “Khi vui thì vỗ tay vào/Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai”, thì không xứng đáng được coi là bạn. + Ý nghĩa của tình bạn đẹp: • Giúp ta được giãi bày, chia sẻ, mang đến cho ta niềm vui, ý chí, nghị lực, là chỗ dựa tinh thần lớn lao để vượt qua mọi chông gai, thử thách. • Bạn tốt là tấm gương cho ta noi theo, họ là người thầy dẫn dắt, chỉ vẽ cho ta những điều hay lẽ phải, giúp ta tiến bộ từng ngày. • Khi có một tình bạn đẹp ta luôn cảm thấy hạnh phúc, yêu đời. Đó là món quà tinh thần vô giá dành cho những ai biết tôn trọng và nâng niu nó (Chú ý: cần nêu và phân tích dẫn chứng trong và ngoài đoạn trích) + Mở rộng: • Phê phán những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ trong tình bạn. • Tình bạn phải xây dựng trên nền tảng của sự chân thành, thẳng thắn, dám phê bình để bạn rút ra được những bài học, không bao che cho những tật xấu của bạn.
- 9 + Bài học nhận thức và hành động: • Cần biết quan tâm, chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn, không bao che những thói hư tật xấu nhưng cũng cần rộng lượng tha thứ lỗi lầm của bạn, giúp bạn trở thành người có ích, luôn tin tưởng bạn bè. • Hãy giữ gìn, nâng niu, trân trọng tình bạn đẹp, dang rộng vòng tay nối kết tình bè bạn. c. Kết đoạn (kết thúc vấn đề): Khẳng định giá trị của tình bạn và liên hệ với bản thân. Bài 3: Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, tập 2) để thấy được vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. *Gợi ý giải bài tập I. Yêu cầu chung + Kiểu bài: nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. + Vấn đề nghị luận: Nhân vật Phương Định. + Phạm vi dẫn chứng: trong trích đoạn “Những ngôi sao xa xôi” + Bố cục: Đầy đủ 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài. II. Yêu cầu cụ thể 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu nhân vật Phương Định 2. Thân bài: a. Khái quát ngắn gọn truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” . b. Phân tích nhân vật Phương Định. - Hoàn cảnh sống và chiến đấu gian khổ, khắc nghiệt: + Trong cái hang dưới chân cao điểm trọng yếu của tuyến đường Trường Sơn. + Ban ngày phải chạy trên cao điểm đếm bom chưa nổ và phá bom. - Phương Định là nữ thanh niên xung phong có tinh thần trách nhiệm cao với
- 10 công việc, dũng cảm, không sợ hi sinh: + Cái chết luôn rình rập nhưng cô không e ngại, chỉ nghĩ làm sao phá bom để thông tuyến đường. + Đứng trước quả chưa nổ, cô bình tĩnh, hành động gọn sắc, mau lẹ, chính xác. - Nồng ấm tình yêu thương đồng đội: + Hiểu, thông cảm với sở thích, tâm trạng của chị Thao, lo lắng cho chị. + Yêu thương chăm sóc Nho chu đáo. + Quý mến, cảm phục, ngưỡng mộ các anh bộ đội, lo lắng cho họ khi bom nổ. - Phương Định vẫn giữ được sự hồn nhiên trong sáng của một người con gái Thủ đô xinh đẹp, lãng mạn, giàu mơ mộng, trẻ trung và yêu đời. + Tự tin về vẻ đẹp, thích soi gương, làm duyên và tỏ ra kiêu kì. + Nhớ về những ngày tươi đẹp ở Hà Nội với sự lãng mạn, mơ mộng. + Trẻ trung, yêu đời, thích hát c. Đánh giá nghệ thuật miêu tả nhân vật Phương Định: + Ngôi thứ nhất + Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực mà tinh tế + Kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động 3. Kết bài: - Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật Phương Định: Vẻ đẹp của Phương Định tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. - Tình cảm, suy nghĩ và liên hệ của bản thân. Bài 4 Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” nhà văn Lê Minh Khuê đã thể hiện chân thực và sinh động tự nhiên, tâm lý của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ. Phân tích tâm lý nhân vật Phương Định để làm sáng tỏ nhận định trên; tập trung vào những đoạn: - Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu của truyện. - Tâm trạng của cô trong một lần phá bom ở phần cuối truyện. * Gợi ý giải bài tập: I. Yêu cầu chung:
- 11 + Kiểu bài: nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. + Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp nhân vật Phương Định + Phạm vi dẫn chứng: Khi nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu của truyện và tâm trạng của cô trong một lần phá bom ở phần cuối truyện. + Bố cục: Đầy đủ 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài. II. Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài: Giới thiệu tác giả Lê Minh Khuê, truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” và vấn đề nghị luận: Truyện thể hiện chân thức rất trẻ qua nhân vật Phương Định. 2. Thân bài: a. Luận điểm 1: Truyện thể hiện chân thực và sinh động, tự nhiên tâm lý của Phương Định là cô gái có ý thức về vẻ đẹp của mình. - Tự đánh giá là một cô gái Hà Nội khá đẹp với mái tóc mềm, cổ cao, mắt dài nâu hay nheo lại, nhìn xa xăm. - Vui và tự hào được nhiều anh để ý nhưng không dành tình cảm cho ai. - Không biểu lộ tình cảm của mình, kín đáo nên mọi người tưởng là kiêu kì nhưng cảm phục và yêu mến các anh chiến sĩ vô cùng b. Luận điểm 2: Truyện thể hiện chân thực, sinh động và tinh tế tâm lí của Phương Định trong mỗi lần phá bom. - Mỗi ngày phá từ 3 – 5 lần, đã quen nhưng mỗi lần vẫn căng thẳng thử thách thần kinh đến từng cảm giác. - Tưởng tượng các anh cao xạ đang dõi theo để có can đảm bước đàng hoàng tới quả bom. - Tâm trạng khi đào đất, lưỡi xẻng chạm vào quả bom nghe sắc lạnh, tay sờ vào quả bom thấy nóng, nguy hiểm. - Tâm trạng chờ quả bom nổ tim như ngừng đạp, nín thở, chỉ nghe tiếng kim đồng hồ kêu tích tắc. - Tâm trạng khi bom nổ, ngực tức, mùi thuốc bom buồn nôn, nghe mảnh bom xé không khí rít trên đầu. c. Đánh giá nghệ thuật: Truyện miêu tả rất thành công tâm lý nhân vật Phương Định sinh động, chân thực. Đó là tâm lý của các cô gái trẻ, tham gia kháng chiến.
- 12 3. Kết bài: - Đánh giá khái quát: Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của các cô gái thanh niên xung phong thời chống Mỹ - là biểu hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. - Liên hệ: Cảm phục, tự hào, biết ơn. C. NHỮNG LỖI HỌC SINH THƯỜNG MẮC (NẾU CÓ) - Lỗi chính tả, diễn đạt. - Xác định chưa đầy đủ, đúng yêu cầu của đề bài (tên tác giả, tác phẩm, phương thức biểu đạt, ngôi kể ) - Trong bài tạo lập (vận dụng cao) học sinh còn xác định sai kiểu bài, vấn đề nghị luận, phạm vi kiến thức D. BÀI TẬP VẬN DỤNG I. ĐỀ 1. Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: “ Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình. Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. a. Phần in đậm giữ vai trò gì trong cấu trúc ngữ pháp của câu? b. Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt trong đoạn trích trên. c. Nhân vật “tôi” ở đây là ai? Việc chọn nhân vật chính – ngôi kể thứ nhất là người kể chuyện có tác dụng gì cho nội dung và nghệ thuật trần thuật của truyện. d. Kể tên một số tác phẩm khác (thơ, văn) cùng viết về đề tài kháng chiến chống Mĩ mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả. Câu 2 (2 điểm): Từ đoạn trích có trong câu 1 hãy viết đoạn văn ( khoảng một trang giấy thi) bàn về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Câu 3 (5 điểm):
- 13 Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” nhà văn Lê Minh Khuê đã thể hiện chân thực và sinh động tự nhiên, tâm lý của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ. Phân tích tâm lý nhân vật Phương Định để làm sáng tỏ nhận định trên; tập trung vào những đoạn: - Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu của truyện. - Tâm trạng của cô trong một lần phá bom ở phần cuối truyện. *Gợi ý giải bài tập: Câu 1. (3.0 điểm) a. Thành phần khởi ngữ. (0.5điểm) b. - Câu có lời dẫn trực tiếp: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. (0.5điểm) - Câu đặc biệt: Im ắng lạ. (0.5điểm) c. (1 điểm) - Nhân vật tôi ở đây là Phương Định – nhân vật chính – người kể chuyện, ngôi kể thứ nhất. Truyện được trần thuật từ nhân vật chính, đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật và tạo điểm nhìn phù hợp để tái hiện cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn của tổ nữ trinh sát thanh niên xung phong. - Chọn ngôi kể thứ nhất kể chuyện có nghĩa nhân vật là người tham gia trực tiếp vào câu chuyện, người chứng kiến hiện thực cuộc sống, người tự bộc bạch nội tâm, tâm trạng, cảm xúc của mình. Điều đó làm tăng độ tin cậy cho nội dung truyện và sức hấp dẫn đối với người đọc. - Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện, tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ, trẻ trung và nữ tính. Lời kể ngắn, nhịp nhanh tạo không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường. Ở những đoạn có tính chất hồi tưởng nhịp kể chậm, gợi nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu của nhân vật. d. Kể tên một số tác phẩm khác (thơ, văn) cùng viết về đề tài kháng chiến chống Mĩ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. (0.5 điểm) Câu 2 (2 điểm)
- 14 * Yêu cầu chung: + Kiểu bài : Nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí + Vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của tinh thần lạc quan + Hình thức: Đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) + Phạm vi dẫn chứng: Trong đời sống xã hội * Yêu cầu cần đạt trong đoạn văn: 1. Mở đoạn: (Dẫn dắt, nêu vấn đề và đánh giá khái quát vấn đề nghị luận): (0.25 điểm) - “Người lạc quan là người nhìn đâu cũng thấy đèn xanh”, câu nói thể hiện tinh thần lạc quan. - Chúng ta có lạc quan thì tinh thần mới vui tươi để học tập, làm việc. Đây là một yếu tố thúc đẩy, là bước đà cho cuộc sống tươi đẹp hơn. 2. Thân đoạn: (1.5 điểm) - Giải thích khái niệm: Lạc quan: là có cách nhìn, thái độ tin tưởng ở tương lai tốt đẹp, luôn sống, vui tươi, nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực. - Bàn luận, đánh giá: + Biểu hiện: • Luôn có nét mặt vui tươi, tâm hồn lúc nào cũng phong phú, rộng mở, cảm thấy mỗi giây đều có ý nghĩa, có ích. • Họ luôn nhìn cuộc đời, con người bằng cặp mắt bao dung, luôn tin tưởng vào những điều tốt đẹp. • Luôn tin vào phẩm chất và năng lực của người khác và luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống theo hướng tích cực. + Ý nghĩa của tinh thần lạc quan: • Tinh thần lạc quan là liều thuốc bổ cho sức khoẻ khiến họ luôn sống vui vẻ, khoẻ mạnh, trẻ trung. • Sống lạc quan giúp con người có cái nhìn sáng suốt, minh mẫn, luôn nhìn nhận mọi thứ theo hướng đúng đắn, đầy thiện chí. • Là sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách; bình tĩnh, tự tin, dũng cảm tìm ra giải pháp cho hoàn cảnh bế tắc. • Nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng; Sống lạc quan sẽ được mọi người tin yêu,tạo nên
- 15 môi trường sống gần gũi, thân thiện; lan toả lối sống đẹp tới những người xung quanh. (Chú ý: cần nêu và phân tích dẫn chứng trong và ngoài đoạn trích) + Mở rộng: • Chớ hiểu lầm lạc quan sang thái độ tự an ủi bản thân hoặc tự thôi miên bản thân để dễ dàng chấp nhận thất bại khiến con người mất đi chí tiến thủ, sống không có mục đích. • Lạc quan khác với chủ quan: luôn xem mọi việc dễ dàng, không chú tâm, cố gắng để rồi gặp thất bại. • Phê phán những kẻ bi quan, chán nản. + Bài học nhận thức và hành động: • Biết cười nhiều hơn, luôn giữ cho tâm trạng vui vẻ, thân thiện. • Nuôi dưỡng suy nghĩ tích cực từ những thất bại hướng đến làm trong sạch tâm hồn. • Sống hoà mình với thiên nhiên, chủ động kết bạn với những người có lối sống lạc quan để nuôi dưỡng khát vọng vươn tới tương lai. 3. Kết đoạn (kết thúc vấn đề): Mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ phải có thái độ sống lạc quan ngay từ ngày hôm nay. (0.25 điểm) Câu 3 (5 điểm): * Yêu cầu chung: + Kiểu bài: nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. + Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp nhân vật Phương Định + Phạm vi dẫn chứng: Khi nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu của truyện và tâm trạng của cô trong một lần phá bom ở phần cuối truyện. + Bố cục: Đầy đủ 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài. * Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài (0.5 điểm): Giới thiệu tác giả Lê Minh Khuê, truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” và vấn đề nghị luận: Truyện thể hiện chân thức rất trẻ qua nhân vật Phương Định. 2. Thân bài (4 điểm):
- 16 a. Luận điểm 1 (1.75 điểm): Truyện thể hiện chân thực và sinh động, tự nhiên tâm lý của Phương Định là cô gái có ý thức về vẻ đẹp của mình. - Tự đánh giá là một cô gái Hà Nội khá đẹp với mái tóc mềm, cổ cao, mắt dài nâu hay nheo lại, nhìn xa xăm. - Vui và tự hào được nhiều anh để ý nhưng không dành tình cảm cho ai. - Không biểu lộ tình cảm của mình, kín đáo nên mọi người tưởng là kiêu kì nhưng cảm phục và yêu mến các anh chiến sĩ vô cùng b. Luận điểm 2 (1.75 điểm): Truyện thể hiện chân thực, sinh động và tinh tế tâm lí của Phương Định trong mỗi lần phá bom. - Mỗi ngày phá từ 3 – 5 lần, đã quen nhưng mỗi lần vẫn căng thẳng thử thách thần kinh đến từng cảm giác. - Tưởng tượng các anh cao xạ đang dõi theo để có can đảm bước đàng hoàng tới quả bom. - Tâm trạng khi đào đất, lưỡi xẻng chạm vào quả bom nghe sắc lạnh, tay sờ vào quả bom thấy nóng, nguy hiểm. - Tâm trạng chờ quả bom nổ tim như ngừng đạp, nín thở, chỉ nghe tiếng kim đồng hồ kêu tích tắc. - Tâm trạng khi bom nổ, ngực tức, mùi thuốc bom buồn nôn, nghe mảnh bom xé không khí rít trên đầu. c. Đánh giá nghệ thuật: (0.5 điểm): Truyện miêu tả rất thành công tâm lý nhân vật Phương Định sinh động, chân thực. Đó là tâm lý của các cô gái trẻ, tham gia kháng chiến. 3. Kết bài (0.5 điểm): - Đánh giá khái quát: Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của các cô gái thanh niên xung phong thời chống Mỹ - là biểu hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. - Liên hệ: Cảm phục, tự hào, biết ơn. Giáo viên có thể chấm điểm dựa theo tiêu chuẩn cho điểm sau: - Điểm 5. Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt thông thường.
- 17 - Điểm 4. Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn biết mạch lạc, mắc ít lỗi diễn đạt thông thường. - Điểm 3. Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức. Còn một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 2. Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả. - Điểm 1. Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả. - Điểm 0. Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. II. ĐỀ 2: Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: “Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lương đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng loá lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”. a. Đoạn truyện trên trích trong tác phẩm nào, do ai sáng tác? b. Chúng tôi được nói đến trong truyện là những ai? Nụ cười và những lời đùa gọi nhau của các nhân vật ấy thể hiện vẻ đẹp nào ở họ? c. Người kể đoạn truyện này giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm? d. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Theo cấu trúc ngữ pháp, câu văn trên là loại câu gì? Câu 2 (2 điểm): Từ đoạn trích trong câu 1, hãy viết đoạn văn (khoảng 15 câu) trình bàysuy nghĩ của em về tình bạn đẹp. Câu 3 (5 điểm) Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, tập 2) để thấy được vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. *Gợi ý giải bài tập: Câu 1. (3.0 điểm)
- 18 a. Đoạn truyện được trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. (0.5 điểm) b. (1.5 điểm) - Chúng tôi được nói đến trong đoạn trích là Thao, Nho, Phương Định – những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ. (0.5 điểm) - Nụ cười và những lời đùa gọi nhau của các nhân vật ấy cho thấy mặc dù hoàn cảnh sống, chiến đấu vô cùng khắc nghiệt, nhưng những chiến sĩ ấy vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, trẻ trung, yêu đời. (1điểm) c. Người kể trong đoạn truyện này và cả câu chuyện là Phương Định – nhân vật chính của tác phẩm. (0.5 điểm) d. Câu văn trên là câu rút gọn (rút gọn thành phần chủ ngữ). (0.5 điểm) Câu 2 (2 điểm) * Yêu cầu chung: + Kiểu bài : Nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí + Vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của tình bạn đẹp + Hình thức: Đoạn văn (khoảng 15 câu) + Phạm vi dẫn chứng: Trong đoạn trích và trong đời sống xã hội * Yêu cầu cần đạt trong đoạn văn: 1. Mở đoạn: (0.25 điểm) (Dẫn dắt, nêu vấn đề và đánh giá khái quát vấn đề nghị luận): Có câu nói rằng: “Cuộc đời mất đi tình bạn cũng giống như thế giới mất đi mặt trời”. Trong đời sống tinh thần của con người, bên cạnh những tình cảm thiêng liêng, cao quý như tình gia đình, tình thầy trò, còn có tình bè bạn. Tình cảm bạn bè cũng là thứ tình cảm cao quý, có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời mỗi con người. 2. Thân đoạn: (1.5 điểm) - Giải thích khái niệm: + Tình bạn là thứ tình cảm gắn bó, thân thiết giữa hai học một nhóm người có những nét chung về tính tình, sở thích, ước mơ, lí tưởng + Tình bạn đẹp là tình cảm chân thành, luôn yêu thương, gắn bó, đồng cảm, sẻ chia mọi vui buồn trong cuộc sống. - Bàn luận, đánh giá: