Ôn tập Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Nghị luận về một sự việc,hiện tượng trong đời sống

docx 15 trang Thùy Uyên 26/02/2025 1620
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Nghị luận về một sự việc,hiện tượng trong đời sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_9_chuyen_de_nghi_luan_ve_mot_su_viechien_tuon.docx

Nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn 9 - Chuyên đề: Nghị luận về một sự việc,hiện tượng trong đời sống

  1. CHUYÊN ĐỀ: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG I. KIẾN THỨC CƠ BẢN: * Lý thuyết: 1. Hiện tượng đời sống là gì: -Là những hiện tượng đang diễn ra (có thật) trong đời sống xã hội.Những hiện tượng ấy mang tính chất thời sự,thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người. -Hiện tượng đời sống có thể là hiện tượng tốt mang tính tích cực cũng có thể là hiện tượng xấu mang tính tiêu cực. VD:Bạo lực học đường,tai nạn giao thông,ô nhiễm môi trường ->Sự việc hiện tượng xấu mang tính tiêu cực -Hoạt động tình nguyện vì cộng đồng(Tiếp sức mùa thi,hiến máu nhân đạo,ủng hộ giúp đỡ người nghèo,người bị tàn tật ),những tấm gương vượt lên số phận thành công ->Sự việc hiện tượng tốt mang tính tích cực 2.Thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống: Là bàn về một sự việc,hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội đáng khen,đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ . ->Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa,tác động đến đời sống xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng,đạo lí,cách sống đúng đắn,tích cực đối với học sinh,thanh niên 3.Yêu cầu : *Nội dung: -Bài văn nghị luận phải nêu rõ được các sự việc,hiện tượng có vấn đề -Phân tích mặt đúng,sai,lợi hại của nó -Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ,ý kiến,nhận định người viết. *Hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc,luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực,lập luận phù hợp,lời văn chính xác,sinh động. 4.Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống 4.1. Đề bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống 1
  2. Đề 1: Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó,học giỏi.Em hãy nêu một số tấm gương đó và trình bày suy nghĩ của mình. Đề 2:Chất độc màu da cam mà Đế Quốc Mỹ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di họa nặng nề cho hàng chục vạn gia đình.Hàng chục vạn người đã chết.Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời.Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ.Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó. Đề 3:Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn.Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác.Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó Đề 4:Đọc mẩu chuyện sau đây và nêu những nhận xét,suy nghĩ của em về con người và thái độ học tập của nhân vật (SGK 22) *Nhận xét: -Giống nhau: +Cả bốn đề văn đều đề cập đến những sự việc,hiện tượng tron g xã hội. +Đều có mệnh đề: Yêu cầu người viết trình bày,nhận xét,suy nghĩ hoặc nêu ý kiến,hoặc bày tỏ thái độ -Khác nhau: Người viết phải căn cứ vào nội dung mẩu chuyện mới xác định được vấn đề nghị luận. *Lưu ý: - Có dạng đề nghị luận về sự việc hiện tượng tốt cần ca ngợi,biểu dương. -Có dạng đề nghị luận sự việc hiện tượng không tốt cần lưu ý,phê phán, nhắc nhở. -Có dạng đề cung cấp sẵn sự việc,hiện tượng dưới dạng một truyện kể,một mẩu tin để người làm bài sử dụng,có đề không cung cấp nội dung sẵn,mà chỉ gọi tên,người làm bài phải trình bày,mô tả sụ việc hiện tượng đó. 4.2. Cấu trúc bài văn nghị luận về sự việc,hiện tượng I.Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận -Đưa ra vấn đề cần nghị luận II.Thân bài: 1.Giải thích từ khóa (Nếu có) 2
  3. 2.Thực trạng (Biểu hiện ): -Xuất hiện ở đâu? thời gian nào?Mức độ ảnh hưởng ra sao? 3.Nguyên nhân ? -Khách quan -Chủ quan 4.Tác hại(Lợi ích) -Hậu quả:với Sự việc tiêu cực. -Kết quả, ý nghĩa với sự việc tích cực. 5.Đề xuất giải pháp,liên hệ bản thân -Phát huy sự việc tích cực -Ngăn chặn sự việc tiêu cực III.KB -Khái quát lại vấn đề nghị luận -Bày tỏ thái độ của bản thân và lời nhắn nhủ II. LUYỆN TẬP CÁC DẠNG ĐỀ *DẠNG 1: ĐỀ NHẬN BIẾT QUA HÌNH THỨCTRẮC NGHIỆM Câu 1:Nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống được hiểu là A.Là bàn về một sự việc,hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội,đáng khen,đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. B.Là bàn về một vấn đề tư tưởng đạo lý trong đời sống xã hội C.Là phê phán một hiện tượng trong xã hội D.Là bàn luận tính đúng sai về một quan điểm được nêu trong xã hội Câu 2:Trong các đề văn sau, đề nào không thuộc bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống? A.Cá chết và vấn đề ô nhiễm môi trường biển. B.Nơi nào có ý chí nơi đó có con đường. C.Vấn nạn phá hoại môi trường. D.Vấn đề thực phẩm bẩn. Câu 3:Trong các đề bài sau đề nào thuộc bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống? A.Chữ danh trong cuộc sống. 3
  4. B.Hạn mặn tại đồng bằng sông Cửu Long. C.Tính Trung thực của học sinh trong học tập,cuộc sống. D.Ý chí là con đường về đích sớm nhất. Câu 4:Yêu cầu về mặt nội dung khi viết văn nghị luận về một hiện tượng đời sống? A.Bài viết phải nêu rõ được sự việc,hiện tượng có vấn đề. B.Phân tích được mặt đúng,sai,mặt lợi, hại của nó. C.Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ,ý kiến nhận định của người viết D.Cả 3 đáp án trên. Câu 5:Yêu cầu về hình thức khi viết văn nghị luận về sự việc,hiện tượng đời sống? A.Bố cục mạch lạc,luận điểm rõ ràng, B.Luận cứ xác thực,lập luận phù hợp, lời văn chính xác,sinh động C.Lời văn bóng bẩy,hấp dẫn D. Đáp án A,B Câu 6:Trong các đề bài sau,đề bài nào không thuộc về nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống? A.Suy nghĩ về tấm gương của một học sinh vượt khó. B.Suy nghĩ của em về con người không chịu thua số phận. C.Suy nghĩ của em về tác phẩm làng của Kim Lân. D.Suy nghĩ của em về những con người sống vì cộng đồng. Câu 7:Nối cột A với cột B sao cho phù hợp A B 1. Mở bài a.Liên hệ thực tế,phân tích các mặt; đánh giá, nhận định 2. Thân bài b. Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề 3. Kết bài c. Khẳng định, phủ định, nêu bài học Câu 8: Đề bài trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn.Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm những sai lầm khác.Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.Đây có phải là đề nghị luận về một hiện tượng đời sống không? A. Có B.Không Dự kiến đáp án đúng: 4
  5. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 A B B D D C 1-B,2-A,3-C A *DẠNG 2: ĐỀ ĐỌC HIỂU. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới. Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào một chiếc áo phông lòe loẹt, trước ngực loằng ngoằng hàng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh của một bộ phim đang "ăn khách" Có bạn đòi mua bằng được chiếc quần bò đắt tiền để diện đến trường, nhưng đó lại là chiếc quần xé gấu và thủng gối Hôm qua, ở cổng trường, chút nữa là tôi không nhận ra một bạn của lớp mình. Bên dưới mái tóc nhuộm một đường đỏ hoe, và bên trên đôi giày to cao quá khổ là chiếc áo đen ngắn ngủn bó chặt lấy thân mình (mặc dù bạn vốn là người gầy nhỏ) và chiếc quần trắng ống rộng lùng thùng. Sự ăn mặc của các bạn sao lại thay đổi nhiều đến thế! ( Ngữ văn 8, tập hai NXB Giáo dục Việt Nam, 2018 ) a. Xác định phép lập luận và phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn. b. Nêu nhận xét về tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn. c. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về tác động tích cực của "đồng phục trong nhà trường". Gợi ý đáp án: a. Phép lập luận quy nạp.Phương thức:Nghị luận b. Chú ý tác dụng của việc đưa các yếu tố miêu tả và tự sự vào đoạn văn, bài văn nghị luận: làm tăng sức hấp dẫn và sức thuyết phục. Tuy nhiên chỉ sử dụng khi thật cần thiết và mức độ phù hợp . c. Tham khảo gợi ý sau: đồng phục trong nhà trường giúp học sinh có ý thức về môi trường văn hóa, vẻ đẹp tập thể, trách nhiệm và tình cảm gắn bó với trường lớp. Đồng phục học sinh còn giúp tiết kiệm thời gian, xóa bỏ khoảng cách xã hội. Bộ quần áo đồng phục trong nhà trường có rất nhiều ý nghĩa. Trước hết “đồng phục nhà trường” là đồng phục do nhà trường quy định.Nó giúp xóa nhòa ranh giới giàu nghèo,sang hèn, giữa các bạn học sinh trong trường. Dù thực tế ngoài đời gia đình các bạn có giàu hay nghèo, thì khi bước chân vào mái trường, khoác trên mình bộ 5
  6. đồng phục thì các bạn học sinh ai cũng như ai, không có sự khác biệt gì cả. Điều đó sẽ tạo ra một môi trường học tập bình đẳng và thúc đẩy mọi người cũng cố gắng học tập và phát triển. Bộ đồng phục còn có tác dụng tôn vinh nét đẹp của tuổi học trò lứa tuổi vốn giản dị,hồn nhiên,trong trắng.Tấm phù hiệu trên tay áo còn thể hiện niềm tự hào gắn bó về ngôi trường mình đang học,hơn nữa còn giúp các bạn tiết kiệm thời gian,chi phí mua sắm quần áo tới trường Vậy các bạn học sinh hãy mặc những bộ đồng phục khi đến trường để thể hiện sự tôn trọng của mình đối với giảng đường nơi thiêng liêng và gắn bó nhất đối với tất cả các thế hệ học trò chúng ta. *DẠNG 3:ĐỀVẬN DỤNG: Dạng 1:Dạng đề sự việc hiện tượng xấu: Đề bài : Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường hiện nay I.Mở đoạn Bạo lực học đường trong nhà trường phổ thông hiện nay diễn ra không ít cảnh đánh nhau, và đang là tình trạng báo động. II.Thân đoạn 1.Giải thích:Bạo lực học đường(BLHĐ) là những hành vi thô bạo,ngang ngược bất chấp công lý,đạo lý,xúc phạm trấn áp người khác gây lên những tổn thương về tinh thần,thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. -BLHĐ hiện nay đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng trở thành một vấn nạn của xã hội 2.Biểu hiện : -Dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau:từ xúc phạm,lăng mạ,xỉ nhục,đay nghiến chửi bới,chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói đến túm tóc,đánh đập,tra tấn hành hạ làm tổn hại về sức khỏe,xâm phạm cơ thể con người thông qua hành vi bạo lực - Quy mô:từ cá nhân đến đánh hội đồng,đánh có tổ chức - Phạm vi: ko chỉ riêng ở một trường,một huyện,một tỉnh mà khắp cả nước. Dẫn chứng:ta có thể thấy hàng loạt các tin tức clip bạo lực của nữ sinh:ở Phú Thọ nữ sinh đánh bằng giày cao gót,ở Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh,Nghệ An 6
  7. -Ta có thể thấy những học sinh ko có thái độ đúng mực với thày cô giáo dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô -Giáo viên xúc phạm tới danh dự,nhân phẩm học sinh 3.Nguyên nhân: Nhận thức sai lầm lệch lạc về bản lĩnh,sự coi thường danh dự nhân phẩm,tính mạng người khác,thiếu hiểu biết về pháp luật -Do tâm lý lứa tuổi(vì thích chứng tỏ bản thân,vì một cái nhìn đểu,vì ghét các bạn trông « chảnh,kiêu » -Ít được dạy kỹ năng sống,kỹ năng xử lý tình huống trong nhà trường, thiếu quản lý,giáo dục. -Ảnh hưởng từ phim ảnh,trò chơi trực tuyến,bạo lực. -Tác động xấu từ gia đình và môi trường sống không lành mạnh sống vô cảm 4.Hậu quả: -Với nạn nhân: gây tổn thương về thể xác,tinh thần,tổn hại đến gia đình,người thân,bạn bè,tạo tâm lý lo lắng bất an bao trùm từ gia đình,nhà trg,XH - Với người gây bạo lực:mầm mống phát triển thành tội phạm 5.Biện pháp: -Học sinh được tư vấn tâm lý thường xuyên ngay tại trường học,vươn tới điều chân, thiện, mỹ. -Tổ chức kỹ năng sống,kỹ năng xử lý tình huống để mở rộng nâng cao nhận thức. -Gia đình,nhà trường,xã hội cần có sự kết hợp đồng bộ có biện pháp răn đe kiên quyết làm gương cho kẻ khác III.Kết đoạn -Nhấn mạnh tình trạng báo động của bạo lực học đường hiện nay.Bày tỏ mong muốn có một môi trường học tập nhân ái. -Đưa ra bài học cho bản thân:Có quan điểm nhận thức,hành động đúng đắn,hình thành quan niệm sống tốt đẹp. *Dạng 2:Dạng đề sự việc,hiện tượng xấu dưới dạng mẩu tin Có những bạn trẻ chỉ biết mải mê dán hình thần tượng khắp nơi;chỉ biết đắm chìm trong sở thích của riêng mình; Họ đâu thấy rằng bên cạnh họ có những người đang vì họ mà vất vả,lo toan;có những người đã dành cho họ bao nhiêu yêu thương trìu 7
  8. mến; Những bạn trẻ ấy đâu biết rằng họ đang sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình. Viết đoạn văn (khoảng một trang giấy thi)trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên. Gợi ý cách làm I.Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận:Sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình II.Thân đoạn: 1.Giải thích: Tóm lược sự việc được đề cập đến trong bài:Một số bạn trẻ mải mê dán hình thần tượng khắp nơi,đắm chìm trong những sở thích riêng không quan tâm đến những người thân trong gia đình)cho thấy các bạn trẻ sống vị kỉ,lao vào thế giới ảo,bỏ quên những mối quan hệ ruột thịt gần gũi. =>Đó chính là lối sống vô cảm với chính gia đình mình.Sống vô cảm ngay trong chính gia đình mình là sự thờ ơ không quan tâm,không biết chia sẻ với những người thân yêu gần gũi. 2. Thực trạng - Nhiều bạn trẻ sống thờ ơ, dửng dưng với những vất vả, lo toan của bố mẹ cũng như những người thân yêu; thờ ơ, dửng dưng trước sự quan tâm,yêu thương trìu mếncủahọ. -Nhiều bạn trẻ coi việc bố mẹ chăm sóc, yêu thương mình là việc hiển nhiên, khôngcần đền ơn, đáp nghĩa, vì vậy càng nhận được sự quan tâm chăm sóc nhiều, thì càngtỏ ra vô ơn. - Nhiều bạn trẻ mải mê dán hình thần tượng khắp nơi, thần tượng của họ có thể chỉlà những người trên phim ảnh hoặc ở một đất nước xa xôi, trong khi những vui, buồn, khó khăn, vất vả của bố mẹ thì họ không bao giờ biết đến. Nhiều bạn trẻ đắmchìm trong sở thích riêng, dù sở thích đó có khi đi ngược lại với hoàn cảnh sống và điều kiện gia đình 3.Nguyên nhân: 8
  9. - Do lối sống ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ. -Cha mẹ quá nuông chiều,thiếu giáo dục ý thức cho con . - Một số trường học chỉ quan tâm tới việc nhồi nhét tri thức còn vấn đề đạo đức dường như đang bị bỏ ngỏ. Xã hội:Sự phát triển của công nghệ khiến con người trở nên sơ cứng chỉ nghĩ đến cá nhân,thiếu ý thức cộng đồng. 4.Hậu quả - Biến con người thành những cổ máy không có lí trí, không tình cảm. -Tạo ra những công dân vô trách nhiệm,vô cảm. - Khiến cho những mối quan hệ tình cảm thiêng liêng ngày mai một dần 5.Giải pháp: - Luôn mở lòng,yêu thương,quan tâm đến những người thân trong gia đình -Yêu thương,giúp đỡ những người xung quanh. -Rèn luyện lòng nhân ái, lòng vị tha từ những việc nhỏ nhặt nhất. -Gia đình, nhà trường và xã hội nên chú trọng hơn về việc giáo dục nhân cách cho học sinh, dạy học sinh biết quan tâm tới những người thân yêu, gần gũi với mình, dạy học sinh biết cảm nhận vẻ đẹp của lòng vị tha, sự chia sẻ, đồng cảm và lối sống có trách nhiệm III.Kết đoạn - Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề *Dạng 3: Dạng đề sự việc hiện tượng tốt: Đề bài : Trong chương trình của VTV1 có chuyên mục “việc tử tế” đã tái hiện nhiều hành động đẹp, tấm gương đẹp. Em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về những những hành động, tấm gương mà em đã được theo dõi trong phóng sự ấy. Gợi ý cách làm I.Mở đoạn: - Giới thiệu việc làm, hành động tốt đẹp trong xã hội nói chung rồi dẫn dắt đến phóng sự tái hiện hành động đẹp, tấm gương đẹp của chuyên mục việc tử tế ở VTV1. - Nêu nhận xét khái quát của mình về những việc làm ấy. II.Thân đoạn 9
  10. 1.Giải thích: Việc tử tế là những việc làm tốt đẹp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và đạo đức, có ích cho mình, cho mọi người. 2. Nêu biểu hiện cụ thể của sự việc hiện tượng (chọn lọc những hiện tượng tiêu biểu. Ví dụ vụ hành động của nhóm thanh niên tình nguyện đưa âm nhạc đến bên giường bệnh ) 3. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự việc. -Dân tộc ta là một dân tộc có tấm lòng nhân ái. - Bản thân người tử tế có trái tim nhân hậu, giàu tình thương yêu. - Sự góp mặt của giới truyền thông, nhất là của chương trình VTV1. (phê phán những người có lối sống ích kỷ, thờ ơ ) 4. Chỉ ra tác dụng, ý nghĩa của hiện tượng trên đối với xã hội . - Thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc . -Góp phần tăng sức mạnh đoàn kết dân tộc . - Động viên,tiếp thêm sức mạnh cho những người gặp khó khăn . - Bản thân những người tử tế thấy tâm hồn mình thanh thản, hạnh phúc. 5. Đề xuất giải pháp, liên hệ bản thân, rút ra bài học . - Truyền thông phải tích cực tuyên truyền để lan tỏa những việc tử tế trong cộng đồng. - Biết yêu thương chia sẻ. - Những việc làm tử tế phải xuất phát từ tấm lòng chân thành. - Yêu thương chia sẻ, giúp đỡ phải đúng người đúng cách thì việc làm mới có ý nghĩa. III.Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề. III.NHỮNG LỖI HỌC SINH THƯỜNG MẮC - Lạc đề, làm bài không đúng yêu cầu.Nhầm giữa dạng bài nghị luận về sự việc hiện tượng trong đời sống với dạng bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý -Thiếu ý, các ý không thống nhất. - Sai chính tả, dùng từ, đặt câu. - Thiếu sự liên kết, mạch lạc giữa các câu trong đoạn, giữa các phần trong bài. - Dẫn chứng chưa chính xác, tiêu biểu, toàn diện (dẫn chứng lan man, vụn vặt, kể các ví dụ thực tế nhiều). -Chưa viết hoa lùi đầu dòng khi bắt đầu đoạn văn; đoạn vănthiếu câu mở đoạn hoặc kết đoạn. 10
  11. - Bố cục không cân đối hoặc không hoàn chỉnh bố cục của bài viết (thiếu kết bài). IV.BÀI TẬPVẬN DỤNG ĐỀ 1: Viết một đoạn văn Khoảng 12 câu nêu suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường hiện nay Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước thử thách bởi các vấn nạn: Gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo dục Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là bạo lực học đường. Đây là một hiện tượng tiêu cực có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.Trước hết bạo lực học đường (BLHĐ) là những hành vi thô bạo,ngang ngược bất chấp công lý,đạo lý,xúc phạm trấn áp người khác gây lên những tổn thương về tinh thần,thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.BLHĐ hiện nay đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng trở thành một vấn nạn của xã hội.Thực trạng cho thấy BLHĐ diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau: Từ xúc phạm,lăng mạ,xỉ nhục,đay nghiến chửi bới,chà đạp nhân phẩm,làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói đến túm tóc,đánh đập,tra tấn hành hạ làm tổn hại về sức khỏe,xâm phạm cơ thể con người thông qua hành vi bạo lực.Về quy mô từ việc đánh cá nhân đến đánh hội đồng,đánh có tổ chức.BLHĐ diễn ra trong phạm vi rộng không chỉ riêng ở một trường,một huyện,một tỉnh mà khắp cả nước.Ta có thể thấy hàng loạt các tin tức clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ đánh bằng giày cao gót,ở Hà nội,Nghệ An,Thành phố Hồ Chí Minh Bên cạnh đó có thể thấy những học sinh không có thái độ đúng mực với thầy cô giáo dùng dao đâm chết bạn bè, thầyy cô.Hoặc có trường hợp giáo viên xúc phạm tới danh dự,nhân phẩm học sinh.Vậy nguyên nhân nào dẫn đến BLHĐ ngày càng gia tăng?Do nhận thức sai lầm lệch lạc về bản lĩnh,sự coi thường danh dự nhân phẩm,tính mạng người khác,thiếu hiểu biết về pháp luật Do tâm lý lứa tuổi(vì thích chứng tỏ bản thân,vì một cái nhìn đểu, vì ghét các bạn trông “ chảnh,kiêu”.Bên cạnh đó học sinh còn ít được dạy kỹ năng sống,kỹ năng xử lý tình huống trong nhà trường.Do ảnh hưởng từ phim ảnh,trò chơi trực tuyến,bạo lực.Hoặc do tác động xấu từ gia đình và môi trường sống không lành mạnh,lối sống vô cảm BLHĐ đã để lại tác hại gì? Trước hết với nạn nhân gây tổn thương về thể xác,tinh thần,tổn hại đến gia đình,người thân,bạn bè,tạo tâm lý lo lắng bất an bao trùm từ gia đình,nhà trường,xã hội với người gây bạo lực: Mầm mống phát triển thành tội phạm.Cần có những giải pháp nào để ngăn chặn hiện 11
  12. tượng này?Vớihọc sinh cần được tư vấn tâm lý thường xuyên ngay tại trường học,vươn tới điều chân,thiện, mỹ.Với nhà trường cần tổ chức kỹ năng sống,kỹ năng xử lý tình huống để mở rộng nâng cao nhận thức.Ngoài ra cần có sự kết hợp đồng bộgiữa gia đình,nhà trường và xã hội để có biện pháp răn đe kiên quyết làm gương cho kẻ khác BLHĐ là tình trạng báo động hiện nay.Vậy mỗi học sinh hãy thể hiện mình là người có văn hóa trong môi trường học đường. Đề 2 :Trong chương trình của VTV1 có chuyên mục “việc tử tế” đã tái hiện nhiều hành động đẹp, tấm gương đẹp. Em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về những những hành động, tấm gương mà em đã được theo dõi trong phóng sự ấy. Trong khi các chương trình truyền hình thực tế lần lượt ra đời và thay mới liên tục thì “Việc Tử Tế” đã ở lại trong lòng khán giả xuyên suốt 5 mùa và ngày càng được yêu mến, đón nhận nhiều hơn. Hàng trăm câu chuyện nhỏ bé, giản dị khác nhau đã được “Việc Tử Tế” chuyển tải tới khán giả với nhiều màu sắc, thực tế, sinh động, lan toả những hành động đẹp, những điều tử tế tới cộng đồng. Việc tử tế là điều rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nơi mà con người ta dễ chạy theo đồng tiền và đánh đổi cả nhân phẩm để đạt được mục đích. Đó là việc sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người. Biểu hiện của người tử tế là người cho đi mà không yêu cầu đền đáp, luôn sống đúng với lương tâm, suy nghĩ đúng đắn của bản thân mình. Một trong những tấm gương mà em cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ đó chính là việc anh Nguyễn Ngọc Mạnh đã dũng cảm cứu cháu bé khoảng 3 tuổi rơi từ tầng 12 của tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung.Cô bé bất ngờ bò từ trong nhà, trèo ra lan can. Sau đó, bé treo mình lơ lửng ở tầng 12A. Một số người dân ở tòa bên cạnh phát hiện sự việc đã hô hoán.Lúc này, anh Mạnh đãnhanh trí, dũng cảm vượt tường bao, đứng trên mái tôn rồi đưa tay ra đỡ trúng cháu bé khi bé rơi xuống. Việc làm của anh thật đáng khâm phục. Cho dù báo chí và cộng đồng mạng đưa anh lên làm "người hùng" thì anh vẫn nói mình chỉ là một người bình thường, trong tình huống cấp bách ấy thì ai cũng sẽ hành động như vậy.Suy nghĩ của anh thật đẹp, thật tử tế. Hay một tấm gương việc tử tế nữa đó chính là đội thiện nguyện chạy dọc khắp tuyến đường. Họ là một nhóm những người tình nguyện làm việc về đêm chạy dọc khắp tuyến đường để phục vụ, hỗ trợ, giúp đỡ những người bị hỏng xe, hoặc gặp 1 sự cố nào đó trên đường. Họ làm việc cả đêm, chỉ được ngủ mấy tiếng và sáng hôm sau lại đi làm tiếp. Nhờ có họ mà biết bao 12
  13. người được giúp đỡ miễn phí Và đâu đó trong xã hội còn có biết bao “Việc tử tế” lan tỏa những hành động đẹp.Những con người đó luôn là những con người thôi thúc chúng ta làm việc tốt.Những việc làm tử tế xuất phát từ chính lòng yêu thương,đồng cảm,từ sự chân thành .Những hành động tử tế ấy đã mang lại ý nghĩa rất lớn với cộng đồng. Trước hết, nó giúp cuộc sống mỗi người trở nên vui vẻ, hạnh phúc, kể cả người cho đi và người được nhận. Điều đó khiến cho mối quan hệ giữa người với người trở nên văn minh hơn, con người sống nhân ái, biết đồng cảm, sẻ chia nhiều hơn. Từ đó, xây dựng một xã hội lành mạnh, nhân ái nơi mà con người trở nên được yêu thương, trân trọng hơn bao giờ hết. Việc tử tế như một phép màu nhưng không phải ở thế giới cổ tích, cũng không phải do bà tiên, ông bụt nào vẽ ra mà được thực hiện bằng chính những con người thật với trái tim nóng bỏng ngay trong cuộc sống thực tại. Và lan tỏa những hành động đẹp ấy là điều cần thiết hơn bao giờ hết để khiến cho " người với người sống để yêu nhau". 13