Ôn tập Khoa học tự nhiên 9 - Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật - Năm học 2023-2024
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Khoa học tự nhiên 9 - Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
on_tap_khoa_hoc_tu_nhien_9_bai_43_anh_huong_cua_nhiet_do_va.pdf
Nội dung tài liệu: Ôn tập Khoa học tự nhiên 9 - Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật - Năm học 2023-2024
- Bài 43 Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật Trường THCS Trung Kênh Chủ nhật, 19/02/2023 | 19:39 Bài 43 Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật Bài 43 Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật https:// forms.gle/LTTZwnKjLv4AoaXA7 Nhấn vào đường link để ôn bài và làm bài kiểm tra trắc nghiệm https:// forms.gle/LTTZwnKjLv4AoaXA7 Câu 1. Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào? - Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0- 500 C. Tuy nhiên, cũng có 1 số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao, nên có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao - Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. + Ví dụ: Thực vật: Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tấng cutin dày → hạn chế thoát hơi nước. Ở vùng ôn đới, mùa đông, cây thườg rụng nhiều lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày tạo thành hững lớp cách nhiệt bảo vệ cây + Ví dụ: Động vật sống ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau: Thú có lông ( hươu, gấu, cừu ) sống ở vùng lạnh, lông dày và dài hơn thú cùng loài sống ở vùng nóng. Gấu sống ở vùng Bắc cực có kích thước to, lớn hơn hẳn gấu ở vùng nhiệt đới - Nhiều loài động vật có tập tính: chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè - Sinh vật được chia thành 2 nhóm: sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt. + Sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Ví dụ như chim, thú và người + Sinh vật biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi 1 of 3 9/23/2024, 10:43 AM
- Bài 43 Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật trường. Ví dụ vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát. Câu 2. Ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây phía trên và cành cây phía dưới khác nhau như thế nào? Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của cây bị ảnh hưởng như thế nào? - Cây mọc trong rừng có ánh sáng mặt trời chiếu vào cành phía trên nhiều hơn cành phía dưới. - Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo ít chất hữu cơ, lượng tích luỹ chất hữu cơ không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới bị héo dần và sớm rụng Câu 3. Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi của môi trường? tại sao? Sinh vật hằng nhiệt, vì sinh vật hằng nhiệt: ĐV có tổ chức cao, có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ của môi trường ngoài. - Đó là nhờ cơ thể sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hoà nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hoà nhiệt ở bộ não - Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chống mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mở dưới da, hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da - Khi cơ thể cần toả nhiệt: mạch máu dưới da dãn ra, tăng cường hoạt động thoát hơi nước và phát tán nhiệt. Câu 4. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật. hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn - Động vật và thực vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau. - Thực vật chia thành 2 nhóm: + TV ưa ẩm: lúa nước cói, thài ài, ráy + TV chịu hạn: xương rồng, thuốc bỏng, phi lao, thông - Động vật cũng có 2 nhóm: + ĐV ưa ẩm: ếch, ốc sên, giun đất + ĐV ưa khô: thằn lằn, lạc đà * So sánh điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn: - Cây sống nơi ẩm ướt và thiếu ánh sáng có phiến lá rộng và mỏng, mô giậu kém phát triển. - Cây sống nơi ẩm ướt và có nhiều ánh sáng( như ven bờ ruộng, hồ ao ) có 2 of 3 9/23/2024, 10:43 AM
- Bài 43 Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật phiến lá hẹp, mô giậu phát triển. - Cây sống nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai Nhấn vào đường link để ôn bài và làm bài kiểm tra trắc nghiệm https:// forms.gle/LTTZwnKjLv4AoaXA7 Tác giả:Trần Văn Hưng 3 of 3 9/23/2024, 10:43 AM