Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 14, Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học- Kĩ thuật
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 14, Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học- Kĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_lich_su_9_tiet_14_bai_12_nhung_thanh_tuu_chu_yeu_va.doc
gvgb2-2012_t14_su_9_Thanh_tuu_CMKH-KT_ba37be3187.ppt
Nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 14, Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học- Kĩ thuật
- PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ TỪ SƠN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HƯƠNG MẠC II BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC Môn: Lịch sử lớp 9 Tiết 14- Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học- kĩ thuật Giáo viên dạy: Dương Thị Việt Tháng 11 năm 2016 Ngày soạn: 22/11/2016 1
- Ngày dạy: 30/11/2016 GIÁO ÁN DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Môn: Lịch sử 9 CHƯƠNG V: CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC- KĨ THUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY Tiết 14: Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học- kĩ thuật. I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nguyên nhân, những nội dung và thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau năm 1945 đến nay. - Ý nghĩa và những tác động ( tích cực, tiêu cực) do cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật mang lại. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích những tác động của những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay. Nhận định sự kiện lịch sử. - So sánh với cách mạng công nghiêp cuối thế kỉ XVIII để thấy rõ sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học- kĩ thuật lần 2 này. - Lập bản đồ tư duy về cách mạng khoa học- kĩ thuật. 3. Tư tưởng, tình cảm, thái độ: - Thấy rõ tầm quan trọng của những phát minh bắt nguồn từ khoa học, trí tuệ của con người. Tôn trọng những thành quả đó và có ý thức vận dụng những phát minh đó theo chiều hướng có lợi cho nhân loại. - Có ý thức học tập, tìm tòi sáng tạo khoa học. II. Thiết bị, đồ dung dạy học và sự chuẩn bị của GV- HS: GV: - Tư liệu( tranh ảnh, video ) về các phát minh trong cách mạng khoa học kĩ thuật từ 1945 đến nay. - Chuẩn bị giáo án word- giáo án điện tử, máy tính, máy chiếu. - Máy ảnh để chụp, quay hoạt động dạy- học tại lớp 9A. - Phiếu học tập: Phiếu 1: Lĩnh vực Thành tựu chủ yếu Khoa học cơ bản ( Toán, lí, hóa, sinh) Công cụ sản xuất mới Năng lượng mới Vật liệu mới Nông nghiệp: “Cách mạng xanh” Giao thông vận tải- thông tin liên lạc 2
- Chinh phục vũ trụ Phiếu 2: Em hãy điền vào ô trống để hoàn thành sơ đồ sau về nguyên nhân của cách mạng khoa học- kĩ thuật từ năm 1945 đến nay? Cách mạng khoa học- kĩ thuật lần 2 Phiếu 3: Bài tập: Em hãy điền các từ sau: “Anh”, “Mĩ”, “Tự động hóa bắt nguồn từ khoa học”, “Cơ khí hóa bắt nguồn từ kĩ thuật”, “Lĩnh vực kĩ thuật”, “Nhiều lĩnh vực”, “Nền văn minh công nghiệp”, “Nền văn minh trí tuệ” để hoàn thành bảng so sánh giữa cuộc cách mạng công nghiệp với cách mạng KHKT Tiêu chí Cách mạng công nghiệp Cách mạng KHKT cuối thế kỉ XVIII cuối thế kỉ XX Nước khởi đầu Lĩnh vực Đặc điểm của phát minh Ý nghĩa HS: Xem trước bài mới và sưu tầm tài liệu có liên quan mà giáo viên giao cho từ tiết trước: Địa phương em sử dụng và xử lí rác thải túi nilon như thế nào? Ảnh hưởng tới cuộc sống con người như thế nào? 3
- III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định lớp ( 1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ ( 2 phút) Kiểm tra việc chuẩn bị tư liệu ở nhà mà giáo viên đã giao cho các nhóm ( các nhóm nộp sản phẩm) 3. Dạy và học bài mới ( 33 phút) a. Giới thiệu bài ( 3 phút) - Học sinh quan sát tranh về thành tựu cách mạng công nghiêp cuối thế kỉ XVIII và thông tin giới thiệu ở đầu bài học: “ Từ những năm 40 của thế kỉ XX, .và các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng vơi cạn nghiêm trọng”. - Em hãy điền vào ô trống để hoàn thành sơ đồ sau về nguyên nhân của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Em hãy điền vào ô trống để hoàn thành sơ đồ sau về nguyên nhân của cách mạng khoa học- kĩ thuật từ năm 1945 đến nay? Cách mạng khoa học- kĩ thuật lần 2 Đáp án: 4
- b. Dạy và học bài ( 30 phút) Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt HĐ1: cá nhân/ cả lớp 1. Những thành tựu chủ yếu của * MĐKTCĐ: Nội dung, thành tựu chủ yếu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật: của cách mạng khoa học kĩ thuật từ năm 1945 dến nay. * Tổ chức thực hiện: H: Dựa vào kiến thức đã học về nước Mĩ, em hãy nhắc lại tên nước khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật từ năm 1945 đến nay? - Học sinh tìm hiểu thông tin mục I sách giáo khoa Em hãy nêu nội dung chính trong cách mạng khoa học- kĩ thuật lần 2? - HĐ cặp đôi: Thời gian: 4 phút 5
- + Dãy bàn 1 và 2 tìm hiểu thành tựu về khoa học cơ bản, công cụ sản xuất mới, nguồn năng lượng mới? + Dãy bàn 3 và 4 tìm hiểu thành tựu về vật liệu mới, “ cách mạng xanh” trong nông nghiệp, giao thông vận tải và thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ? Hoàn thành phiếu học tập sau: Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học- kĩ thuật lần 2 Lĩnh vực Thành tựu chủ yếu Lĩnh vực Thành tựu chủ yếu Khoa học cơ bản ( Khoa học - 3/1997, Cừu Đô-li ra Toán, lí, hóa, sinh) cơ bản ( đời bằng phương pháp Công cụ sản xuất Toán, lí, sinh sản vô tính mới hóa, sinh) - 6/2000, Công bố bản Năng lượng mới đồ gen người Vật liệu mới Công cụ Máy tính, máy tự Nông nghiệp: sản xuất động, hệ thống máy tự “Cách mạng mới động xanh” Năng Mặt trời, sức gió, Giao thông vận lượng mới nguyên tử tải- thông tin liên Vật liệu Pô-li-me, hợp chất ti- lạc mới tan Chinh phục vũ trụ Nông Cơ khí hóa, hóa học nghiệp: hóa, lai tạo giống - Đại diện 2 cặp đôi báo cáo “Cách mới mạng xanh” Giao thông Máy bay siêu âm, tàu vận tải- siêu tốc, phát sóng vô thông tin tuyến liên lạc -> Học sinh bổ xung ( nếu có) Chinh - 1957 phóng vệ tinh - Giáo viên kết luận và dánh giá hoạt động phục vũ trụ nhân tạo đầu tiên của học sinh. - 1969, con người đặt chân lên mặt trăng - Học sinh quan sát tranh “ Cừu Đô- li” Em thấy cừu Đô- li có giống với những con cừu khác không? ( Giống những con cừu khác và giống hệt mẹ nó) Nó được ra đời như thế nào? ( Ra đời 6
- bằng phương pháp sinh sản vô tính) - Giáo viên mở rộng về Cừu Đô-li: sinh được 6 con trong 3 lần, sống được 6 năm-> tuổi thọ thấp hơn những con khác ( trung bình tuổi thọ của cừu là 11 năm Phương pháp sinh sản vô tính này có ý nghĩa như thế nào đối với các loài động vật sắp tuyệt chủng? ( Tạo ra cá thể mới, tránh nguy cơ tuyệt chủng) - Giáo viên mở rộng về việc cấm sử dụng phương pháp này ở người - Học sinh quan sát: Bản đồ gen người Việc giải mã được bản đồ gen người có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của con người? ( Ứng dụng trong y học: chữa được những bệnh liên quan đến gen) - Học sinh quan sát tranh về công cụ sản xuất mới Máy tính, bảng thông minh trên bảng. Những công cụ trên giúp ích như thế nào cho con người? ( Làm thay con người: tính toán nhanh, chính xác, lưu trữ, mang lại nhiều tiện ích ) - Học sinh quan sát tranh về nguồn năng lượng mới Nguồn năng lượng nào thân thiện với môi trường? ( Mặt trời, sức gió ) Ở gia đình em có sử dụng nguồn năng lượng nào thân thiện với môi trường không? ( Bình nước nóng năng lượng mặt trời ) Nguồn năng lượng nào đôi khi gây ra sự cố nghiêm trọng với con người? ( nguyên tử) - Giáo viên mở rộng về sự cố rò rỉ năng lượng nguyên tử - Học sinh quan sát tranh vật liệu mới Những ứng dụng của vật liệu polime có ưu điểm như thế nào trong cuộc sống con người ngày nay? ( Bền, tiện dụng, rẻ ) - GV: Vì những ưu điểm này nên nó đã được con người sử dụng rộng rãi Việc sử dụng rộng rãi đã gây nên hậu quả 7
- gì? ( Vấn nạn rác thải nilon ) Ở địa phương em thường xử lí loại rác thải này như thế nào? (gom rác không phân loại, đổ ra đê, đốt) Cách xử lí đó gây tác hại như thế nào đối với con người? ( ô nhiễm môi trường, anh hưởng sấu tới sức khỏe con người ) Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do rác thải nilon? ( Phân loại rác, tái chế ) - Học sinh quan sát tranh “ Cách mạng xanh” trong nông nghiệp Em hiểu thế nào là “cách mạng xanh”? ( Là sử dụng các biện pháp cơ giới hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa, lai tạo giống mới trong sản xuất nông nghiệp để tạo ra năng xuất cao) Nó giúp ích cho con người như thế nào? ( Sản xuất ra khối lượng sản phẩm nông nghiệp lớn, chất lượng cao đấp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người) Nếu con người lạm dụng và sử dụng không đúng cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ sẽ dẫn đến hậu quả gì đối với con người? ( Gây ngộ độc, nhiều bệnh tật ) - Liên hệ vấn đề an toàn thực phẩm - Học sinh quan sát tranh phương tiện giao thông vận tải và thông tin liên lạc Những phương tiện trên có lợi ích như thế nào trong cuộc sống con người? ( Giúp con người đi lại, vận chuyển hàng hóa thuật lợi, nhanh chóng, rút ngắn -> Nội dung phong phú, toàn diện, khoảng cách ) tốc độ phát triển nhanh chóng đạt Tuy nhiên nó cũng có những mặt nguy nhiều thành tựu kì diệu. hiểm nào? ( Ùn tắc- tai nạn giao thông, vấn đề mạng xã hội ) - Liên hệ thực tế việc sử dụng mạng xã hội, internet của học sinh - Học sinh quan sát tranh chinh phục vũ trụ Những thành tựu chinh phục vũ trụ trên chứng tỏ khả năng của con người như thế 8
- nào? ( Khả năng sáng tạo phát minh phi thường của con người) Vậy em em có nhận xét về các lĩnh vực và những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học- kĩ thuật từ năm 1945 đến nay như thế nào? HĐ2: HĐ nhóm 2. Ý nghĩa và tác động của cách * MĐKTCĐ: Ý nghĩa và tác động ( tích mạng khoa học- kĩ thuật: cực, tiêu cực) của cách mạng khoa học- kĩ thuật đối với cuộc sống cong người. Tìm những biện pháp hạn chế bớt những tác động tiêu cực trên. * Tổ chức thực hiện: Hoạt động nhóm: Thời gian: 4 phút Học sinh lớp 9A đang hoạt động nhóm Nhóm 1và 3: Tác động tích cực của cách mạng khoa học- kĩ thuật đối với cuộc sống con người như thế nào? Cho ví dụ? Nhóm 2 và 4: Những tác động tiêu cực của những thành tựu trên đối với cuộc sống con người ra sao? Ví dụ minh họa? - Tích cực: -> Đại diện nhóm báo cáo Tạo nên những tiến bộ phi thường, -> HS bổ xung nhảy vọt trong sản xuất, thay đổi cơ -> GV kết luận và cùng HS đánh giá hoạt cấu dân cư- lao động -> cải thiện chất động. lượng cuộc sống -> Nền văn minh trí tuệ - Tiêu cực: + Tạo nên vũ khí hủy diệt 9
- + Ô nhiễm môi trường + Tai nạn lao động- giao thông + Dịch bệnh mới Vậy những thành tựu khoa học kĩ thuật luôn có tác động 2 mặt tới cuộc sống con người Chúng ta hãy tiếp tục sáng tạo, phát minh vì cuộc sống là phải luôn tiến về phía trước. Nhưng hãy đặc biệt lưu ý khi sử dụng các phát minh phải vì mục đích tốt đẹp, tích cực, khắc phục những tác động tiêu cực để cuộc sống tốt đẹp hơn. Như mong muốn của bác học A. Noben: “Tôi hy vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu” - GV mở rộng về A. No- ben 4. Củng cố, luyện tập: ( 8 phút) - Gv tóm lược nội dung chính của bài bằng sơ đồ tư duy 10
- HS làm bài tập: Bài tập: Em hãy điền các từ sau: “Anh”, “Mĩ”, “Tự động hóa bắt nguồn từ khoa học”, “Cơ khí hóa bắt nguồn từ kĩ thuật”, “Lĩnh vực kĩ thuật”, “Nhiều lĩnh vực”, “Nền văn minh công nghiệp”, “Nền văn minh trí tuệ” để hoàn thành bảng so sánh giữa cuộc cách mạng công nghiệp với cách mạng KHKT Tiêu chí Cách mạng công nghiệp Cách mạng KHKT cuối thế kỉ XVIII cuối thế kỉ XX Nước khởi đầu Lĩnh vực Đặc điểm của phát minh Ý nghĩa Đán án: 11
- Bài tập vận dụng: 1. Thấy cô hàng xóm đi chợ về xách theo rất nhiều túi nilon: túi đựng thịt bò, túi đựng cá, túi đựng cà muối, túi đựng cam, túi đựng rau cải bắp, túi đựng bánh cuốn nóng cho bé Bi. Em sẽ nói gì với cô hàng xóm? ( Em sẽ chia sẻ với cô hàng xóm: cô không nên để thức ăn nóng vào túi nilon vì nilon khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, muối, dầu ăn trong thức ăn sẽ sinh ra độc tố gây hại cho sức khỏe người dùng. Khi đi chợ cô nên mang đồ đựng như cặp lồng bằng inox để đựng đồ ăn chín, mang làn đựng rau, củ, quả, thịt để tránh dùng nhiều túi nilon sẽ có nhiều rác thải khó phân hủy gây hại cho môi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người). 2. Khi về quê chơi, em thấy Bà quét rọn nhà cửa, vườn; sau đó Bà đốt rác lẫn cả túi nilon. Em sẽ chia sẻ với bà như thế nào? ( Em sẽ nói với Bà: Bà có thể đốt lá khô nhưng tốt nhất em hãy giúp bà cuốc hố cho lá cây xuống rồi vùi đất lên để lá cây mục thành lớp mùn hữu cơ rất tốt cho cây trong vườn, giúp Bà để riêng túi nilon để người gom rác chuyển đi xử lí. Vì túi nilon chứa chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonic, mê tan và khí dioxin cực độc có thể gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ). 5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà ( 1 phút) - Học và làm bài cũ - Xem trước bài 13: “ Tổng kết Lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay”. Trình bày những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay bằng 1 sơ đồ tư duy? 12