Giáo án Chuyên đề Ngữ văn - Chủ đề: Nghị luận xã hội

doc 58 trang Thùy Uyên 28/01/2025 260
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chuyên đề Ngữ văn - Chủ đề: Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_chuyen_de_ngu_van_chu_de_nghi_luan_xa_hoi.doc

Nội dung tài liệu: Giáo án Chuyên đề Ngữ văn - Chủ đề: Nghị luận xã hội

  1. Chuyên đề: Nghị luận xã hội MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 A. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN 2 1. Khái niệm 2 3 2. Phân loại nghị luận xã hội 2 4 3. Các yêu cầu cơ bản của bài nghị luận xã hội 3 5 4. Các thao tác lập luận được sử dụng trong bài văn nghị luận xã hội 3 - 5 6 5. Một số kĩ năng làm văn nghị luận xã hội 5 - 9 7 B. CÁC DẠNG BÀI CƠ BẢN 8 Dạng 1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 9 1. Phương pháp chung 9 - 13 10 2. Các ví dụ 14 - 17 11 Dạng 2. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 12 1. Phương pháp chung 17 - 22 13 2. Các ví dụ 22 - 29 14 Dạng 3. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học 15 1. Phương pháp chung 29 - 30 16 2. Các ví dụ 30 - 33 17 C. BÀI TẬP VẬN DỤNG 18 1. Bài tập nhận diện đề nghị luận xã hội 33 - 35 19 2. Luyện tập tìm hiểu đề nghị luận xã hội 35 20 3. Tìm ý cho bài văn nghị luận xã hội 36 - 39 21 4. Lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội 39 - 44 22 5. Luyện tập viết đoạn văn nghị luận xã hội 44 - 45 23 TỔNG HỢP BỐ CỤC BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 46 24 ĐỀ KIỂM TRA 25 1. Đề kiểm tra phần nghị luận xã hội 47 - 51 26 2. Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn 9 52 - 57 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh – THCS Trung Chính 1
  2. Chuyên đề: Nghị luận xã hội CHUYÊN ĐỀ MÔN NGỮ VĂN Chuyên đề số 77 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Trong chương trình Ngữ văn THCS, phần văn nghị luận chiếm một vị trí quan trọng. Văn nghị luận được đưa vào chương trình SGK học kì II của các lớp 7, 8, 9. Lớp 7: Nội dung chủ yếu là giúp học sinh tìm hiểu chung về văn nghị luận: Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận; Thế nào là văn bản nghị luận; Đặc điểm của văn bản nghị luận; Bố cục và phương pháp lập luận trong bài nghị luận. Sau đó đi vào tìm hiểu và luyện tập hai thao tác lập luận chính là chứng minh và giải thích. Lớp 8: Văn nghị luận tiếp tục được học với việc nhắc lại vấn đề luận điểm trong bài nghị luận, kĩ năng xây dựng và trình bày luận điểm. Sau đó học, luyện thêm một số vấn đề mới về văn nghị luận như: Tìm hiểu các yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự trong văn nghị luận. Lớp 9: Văn nghị luận tiếp tục với một số dạng bài cụ thể của văn nghị luận như: Nghị luận xã hội (nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí) và nghị luận văn học (nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ). Văn nghị luận phục vụ yêu cầu bồi dưỡng năng lực tư duy và năng lực diễn đạt. Với nội dung chính trị, xã hội, đạo đức , văn nghị luận góp phần bồi dưỡng thế giới quan, tư tưởng cho người đọc (người nghe). Trong lịch sử văn học Việt Nam, có những áng văn nghị luận đã trở thành bất hủ: "Hịch tướng sĩ " của Trần Quốc Tuấn, "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi, " Tuyên ngôn độc lập" của Chủ tịch Hồ Chí Minh Tuy nhiên, để tạo lập được một văn bản nghị luận hoàn chỉnh, nhất là nghị luận về một vấn đề xã hội. Trong chương trình Ngữ văn 9 không phải là việc dễ dàng. Chính vì vậy, với chuyên đề này, tôi mong muốn góp phần hệ thống những kiến thức cơ bản, cách làm bài nghị luận xã hội với những ví dụ cụ thể để việc dạy và học nghị luận xã hội của giáo viên và học sinh trong trường THCS được dễ dàng hơn. A. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1. Khái niệm: Nghị luận xã hội là thể văn lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc, nhằm làm sáng rõ cái đúng sai, xấu tốt của vấn đề được nêu ra từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào trong đời sống. 2. Phân loại nghị luận xã hội: Theo SGK Ngữ văn lớp 12 nâng cao thì nghị luận xã hội chia thành 3 dạng: nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. Tuy nhiên, sách giáo khoa Ngữ văn 9 và cả sác giáo khoa Ngữ văn 12 bộ cơ bản lại chia nghị luận xã hội thành hai dạng: nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh – THCS Trung Chính 2
  3. Chuyên đề: Nghị luận xã hội 3. Các yêu cầu cơ bản của bài văn nghị luận xã hội: - Xác định và làm đúng yêu cầu của đề bài, gồm cả yêu cầu về hình thức nghị luận (bàn luận như thế nào?), yêu cầu về dung lượng (bài làm khoảng bao nhiêu từ?), yêu cầu về nội dung (bàn luận về tư tưởng, đạo lí hay sự việc, hiện tượng đời sống?) - Bày tỏ được quan điểm, cách nhìn riêng đối với vấn đề bàn luận nhưng phải tránh những quan điểm cực đoan, thái quá hoặc xa rời thực tế, tránh lối “hô khẩu hiệu” trong bài làm. - Bố cục bài viết mạch lạc, kết cấu chặt chẽ. Biết cách chia ý (luận điểm) thành các đoạn văn tương ứng và giữa các ý cũng như các đoạn phải có sự liên kết về cả nội dung và hình thức. Ngôn ngữ diễn đạt các ý cần trong sáng, giản dị. Tránh dùng những câu, từ tối nghĩa hoặc sáo rỗng. - Kết hợp một cách hợp lí phương thức tự sự, biểu cảm để tăng tính thuyết phục cho bài văn. - Dẫn chứng đưa ra cần chọn lọc, phù hợp với lí lẽ và chứng minh được tính đúng đắn của lí lẽ đưa ra. Tránh lạm dụng đưa quá nhiều dẫn chứng hoặc dẫn chứng không có tác dụng làm tường minh cho luận điểm, lí lẽ. 4. Các thao tác lập luận được sử dụng trong bài văn nghị luận xã hội: Trong văn nghị luận, để thuyết phục người đọc (người nghe), người viết (người nói) cần soi chiếu vấn đề từ nhiều góc độ, có nghĩa là phải đặt ra và trả lời những câu hỏi về vấn đề đang bàn tới như là: Là gì? Như thế nào? Tại sao? Có những khía cạnh gì? Có ý nghĩa, giá trị gì? Được biểu hiện như thế nào? Với mỗi góc độ soi chiếu, người viết ( người nói) cần thực hiện các thao tác nghị luận cụ thể như: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận và các cách trình bày như diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp a. Giải thích: Vận dụng tri thức lí giải cho người khác hiểu vấn đề mà mình đề cập tới. - Người viết đi vào lí giải các từ ngữ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa rộng Trên cơ sở đó giải thích toàn bộ vấn đề. - Trong thao tác giải thích, người viết dùng lí lẽ để phân tích, lí giải là chủ yếu để xác lập một cách hiểu đúng đắn, tránh cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ về vấn đề nghị luận. - Thực chất của thao tác giải thích là đi vào trả lời các câu hỏi: Vấn đề xã hội được đưa ra nghị luận là gì? Cần phải hiểu vấn đề đó như thế nào? Ví dụ: Suy nghĩ về câu tục ngữ: “ Lá lành đùm lá rách”. - Cần hiểu câu tục ngữ " Lá lành đùm lá rách " như thế nào? +“ Lá lành” là lá giữ nguyên vẹn dáng hình của nó, “ lá rách” là lá bị mất một phần hoặc không còn nguyên vẹn như trước. + “Lá lành đùm lá rách” gợi hình ảnh nhiều lớp lá bọc nhau lại. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới quan hệ giữa con người với con người. -> Câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách” đặt ra vấn đề: Trong cuộc sống, cần được sự giúp đỡ, chia sẻ của người khác nhất là khi gặp khó khăn, hoạn nạn. b. Chứng minh: Đưa ra dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ, một ý kiến, làm sáng tỏ vấn đề xã hội đang bàn luận, thuyết phục người đọc (nghe) tin tưởng vào vấn đề đang được nghị luận. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh – THCS Trung Chính 3
  4. Chuyên đề: Nghị luận xã hội - Để chứng minh một vấn đề, trước hết người viết cần phải hiểu về vấn đề cần chứng minh. - Dẫn chứng đưa ra cần có sự chọn lọc, tránh việc đưa dẫn chứng quá nhiều, không tiêu biểu, không sát với vấn đề được nghị luận, biến bài nghị luận thành bài liệt kê số liệu xã hội. - Dẫn chứng đưa ra cần có lĩ lẽ phân tích, để làm nổi bật những điểm phục vụ cho việc nghị luận, làm sâu sắc thêm vấn đề. - Dẫn chứng, lí lẽ có sức thuyết phục cao cần sắp xếp chúng theo trình tự mạch lạc, chặt chẽ theo các mặt của vấn đề, trình tự thời gian, không gian cho hợp lí và logic. Ví dụ: Trong văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, để làm sáng tỏ luận điểm thứ nhất ( Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta), Bác Hồ đã đưa ra dẫn chứng về các trang sử kháng chiến chống ngoại xâm của cha ông ta theo trình tự thời gian ( các trang sử thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo ). Để làm sáng tỏ luận điểm thứ hai ( Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước), Bác đã đã đưa ra các dẫn chứng về gương tích cực tham gia kháng chiến của mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi. c. Phân tích: Phân tích là chia vấn đề nghị luận thành các bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của nó. - Khi phân tích cần nắm vững đặc điểm, cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí. - Sau khi phân tích, tìm hiểu từng chi tiết, bộ phận, phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đầy đủ, chính xác về đối tượng. Ví dụ: Đề bài: Có ý kiến cho rằng: “Khiêm tốn là đức tính cần thiết trong cuộc sống”. Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Người viết (nói) dùng thao tác phân tích để chia nhỏ ra từng luận điểm ví dụ như: Giải thích khái niệm “ khiêm tôn”: thái độ hòa nhã, nhún nhường, luôn biết tôn trọng người khác ; ý nghĩa của khiêm tốn trong cuộc sống Trong phần bàn về ý nghĩa của khiêm tốn lại có thể chia nhỏ thành từng yếu tố: tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống, tạo điều kiện để không ngừng hoàn thiện mình, nhận được sự khích lệ, chia sẻ chân thành từ người khác, tạo nên thành công trong cuộc sống d. Bình luận: Là bàn bạc, đánh giá vấn đề nghị luận, chỉ ra sự đúng - sai, phải - trái, tốt - xấu, lợi - hại để nhận thức sâu sắc, toàn diện, triêt để hơn về vấn đề. Đây là thao tác có tính chất tổng hợp vì nó được tiến hành khi chúng ta giải thích, chứng minh được tính đúng đắn của vấn đề được đưa ra nghị luận. - Muốn đánh giá vấn đề một cách thuyết phục cần phải có lập trường đúng đắn và phải dựa vào những tiêu chí cụ thể. Trong nghị luận về văn học, đó là tiêu chí về giá trị đặc trưng của văn học nghệ thuật như giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mĩ, giá trị nhân đạo Còn trong nghị luận xã hội tiêu chí thường là dựa vào lập trường mang tính đạo đức truyền thống của nhân dân, các tiêu chí đạo lí của xã hội, pháp luật của nhà nước - Nếu thao tác giải thích, phân tích, chứng minh đòi hỏi vấn đề được nhìn nhận một cách khách quan tương đối thì bình luận lại là ý kiến chủ quan của người viết đối với vấn đề được đưa ra ( đồng ý hay không đồng ý? đồng ý ở những nội dung khía cạnh nào?). Sau đó bàn luận Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh – THCS Trung Chính 4
  5. Chuyên đề: Nghị luận xã hội mở rộng vấn đề, đưa ra phương hướng vận dụng vào cuộc sống - thao tác không thể thiếu đối với kiểu bài nghị luận xã hội. - Bàn luận mở rộng cần phải tập trung, tránh tình trạng đi vào những vấn đề không cần thiết, ít liên quan dẫn đến lạc đề, xa đề. Ví dụ: Hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “ Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?” ( Một khúc ca xuân) Sau khi giải thích “ sống đẹp”, những biểu hiện cụ thể của ‘sống đẹp”, có thể đưa ra lời bình luận: "Sống đẹp" có nhiều biểu hiện và nhiều mức độ khác nhau. Trong cuộc sống, ai cũng có thể "sống đẹp" tùy thuộc và điều kiện, hoàn cảnh của mình. Hay bàn luận mở rộng vấn đề trong thực tiễn: Hiện nay, bên cạnh những con người biết "sống đẹp" còn có một bộ phận thanh thiếu niên do chưa nhận thức đúng về giá trị của cuộc sống, không có lí tưởng đã sa vào lối sống buông thả, những tệ nạn xã hội dẫn đến tự hủy hoại đời mình và tạo gánh nặng cho gia đình, xã hội * Chú ý: Việc phân chia những thao tác trên đây chỉ có tính chất tương đối. Một bài văn nghị luận không chỉ sử dụng thuần túy một thao tác lập luận. Trong văn nghị luận, các thao tác trên không tách riêng rẽ mà luôn kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn. 5. Một số kĩ năng làm văn nghị luận xã hội: a. Phân tích, tìm hiểu đề: - Đây là thao tác đầu tiên, quan trọng và cần thiết trong việc xác định vấn đề nghị luận, từ đó mới triển khai đúng yêu cầu của đề ra. - Phải xác định được các yêu cầu sau: + Vấn đề cần nghị luận là gì ? Đó là vấn đề tư tưởng, đạo lí hay sự việc, hiện tượng xã hội? + Sử dụng thao tác lập luận nào là chính? (thường là sử dụng kết hợp các thao tác lập luận, tuy nhiên tùy vào từng dạng đề, tùy vào từng lĩnh vực mà xác định thao tác nào là chính). + Vùng tư liệu nào được sử dụng cho bài viết? Ví dụ: Hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “ Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?” ( Một khúc ca xuân) Cần phải xác định được những nội dung sau từ đề bài: + Vấn đề cần bàn luận: Là một tư tưởng, bàn về quan niệm sống - “ sống đẹp”. + Với đề văn trên, cần sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích (khái niệm “sống đẹp”), phân tích (biểu hiện của “sống đẹp”), chứng minh (những tấm gương “sống đẹp”), bình luận (đánh giá những hành động, cách sống đẹp) + Phạm vi tư liệu ( phạm vi dẫn chứng) cần sử dụng: Trong thực tế, sử sách, thơ văn. - Đề bài nghị luận xã hội có thể nêu vấn đề một cách trực tiếp, có thể nêu vấn đề một cách gián tiếp. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh – THCS Trung Chính 5
  6. Chuyên đề: Nghị luận xã hội + Đối với những đề nêu vấn đề trực tiếp, người viết có thể dễ dàng xác định được vấn đề cần nghị luận. Ví dụ như: Em hãy viết bài văn ( khoảng 300 chữ) bàn về lòng hiếu thảo. + Đối với những đề nêu vấn đề một cách gián tiếp thông qua một câu tục ngữ, câu danh ngôn thì việc xác định vấn đề nghị luận lại không dễ dàng. Vì thế muốn xác định đúng cần đọc kĩ đề, chú ý đến những từ ngữ quan trọng, những khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ ngữ, nghĩa tường minh, hàm ý của câu, của đoạn Ví dụ như: Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: " Lời khen giống như mặt trời bạn càng cho đi mọi thứ chung quanh bạn càng tỏa sáng". * Chú ý: - Đề trực tiếp ( đề nổi): Yêu cầu về nội dung, hình thức, phương hướng, cách thức, phạm vi giải quyết được đặt ra một cách trực tiếp, rõ ràng. Loại đề này thường có kết cấu rạch ròi, đầy đủ với 2 bộ phận: Bộ phận A chứa đựng dữ kiện (tiền đề), bộ phận B chứa đựng điều đề bài yêu cầu, biểu thị ý cầu khiến ( Hãy trình bày suy nghĩ ; Suy nghĩ về ) - Đề gián tiếp: Bộ phận cấu thành đề không được nêu rõ ràng như kiểu đề trực tiếp. Yêu cầu về nội dung thường được đưa ra một cách gián tiếp nhận định, ý kiến, câu nói có hàm ý sâu xa, thâm thúy - Đề tự do (đề mở): Là những đề bài không có quy định một cách cụ thể, chặt chẽ các yêu cầu về nội dung và hình thức cũng như phương hướng, cách thức, mức độ phạm vi giải quyết. Tất cả tùy thuộc vào vốn hiểu biết và trình độ nhận thức của người làm bài. b. Tìm ý và lập dàn ý: * Tìm ý: - Trên cơ sở phân tích, tìm hiểu đề, người viết phải vạch ra được ý lớn (luận điểm), sau đó cụ thể hóa thành những ý nhỏ (luận cứ). + Xác định các luận điểm (ý lớn): Đề bài có nhiều ý thì ứng với mỗi ý là một luận điểm. Đề bài có một ý thì ý nhỏ hơn cụ thể của ý đó được xem là những luận điểm. + Tìm luận cứ (ý nhỏ) cho các luận điểm: Số lượng ý nhỏ và cách triển khai tùy thuộc vào ý lớn. Ví dụ: Tìm ý cho đề bài sau: Suy nghĩ về tính trung thực. - Ý 1: Giải thích về tính trung thực. + Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, thống nhất giữa lời nói, suy nghĩ và hành động; thật thà, ngay thẳng, dám nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. + Những biểu hiện của tính trung thực: Trong học tập không quay cóp, không chép bài của bạn Trong cuộc sống: thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi; không nói sai sự thật; không tham lam lấy của người khác làm của mình. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm có chất lượng, đúng giá, không làm giả, nâng giá bất hợp pháp, làm hại đến người tiêu dùng - Ý 2: Phân tích, chứng minh vai trò của tính trung thực. + Trung thực là phẩm giá lành mạnh, quý báu của mỗi người. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh – THCS Trung Chính 6
  7. Chuyên đề: Nghị luận xã hội + Trung thực sẽ giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách, sửa chữa được lỗi sai của bản thân để trở thành người tốt, được mọi người yêu mến, tôn trọng. + Trung thực giúp ta thành đạt trong cuộc sống. + Trung thực sẽ giúp xã hội trong sáng, văn minh, ngày càng phát triển. - Ý 3: Bàn luận mở rộng, nâng cao. + Phê phán những biểu hiện không trung thực, dối trá: Trong học tập, trong các kỳ thi nạn học giả bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học, gây dư luận xấu trong xã hội. Trong cuộc sống thiếu trung thực sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Trong sản xuất, kinh doanh: Số liệu báo cáo thiếu trung thực làm xã hội đi xuống, gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế của đất nước; chất lượng sản phẩm không đảm bảo sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe doạ tính mạng của con người. Thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh sẽ làm xuống cấp đạo đức xã hội, xóa bỏ nét đẹp truyền thống của dân tộc. + Trung thực không có nghĩa là cả tin, mù quáng. Cần phải tỉnh táo, có lí trí - Ý 4: Thái độ, hành động cần phải có: + Nhận thức được vai trò của đức tính trung thực. + Lên án sự thiếu trung thực, đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên. + Luôn trung thực trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống. * Lập dàn ý: - Sắp xếp các ý thành một hệ thống chặt chẽ, bao quát được nội dung cơ bản, nhờ đó tránh được tình trạng lạc đề, lặp ý, bỏ sót ý, triển khai ý không cân xứng. - Dàn bài nghị luận xã hội gồm ba phần: + Mở bài: Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận. + Thân bài: Triển khai nội dung theo các ý lớn, ý nhỏ đã tìm. + Kết bài: Tổng kết nội dung đã trình bày, liên hệ, phương hướng hành động. Ví dụ: Suy nghĩ về hiện tượng bạo lực trong học đường hiện nay. I. Mở bài: - Sự việc cô giáo ở Quảng Bình cho học sinh tát 231 cái vào mặt bạn chưa lắng xuống thì ngày 3/12/2018 một cô giáo ở Trường TH Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội lại yêu cầu học sinh tác vào mặt bạn 50 cái. Sự việc trên gây nhiều suy nghĩ về hiện tượng bạo lực học đường hiện nay. - Vậy hiện tượng bạo lực học đường là gì và vì sao nó lại nổi cộm lên như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu. II. Thân bài: 1. Giải thích, nêu thực trạng: Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh – THCS Trung Chính 7
  8. Chuyên đề: Nghị luận xã hội - Bạo lực là sự nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và đặc biệt là những hành vi đánh đập, đối xử tàn bạo với người khác bất chấp công lí, đạo đức gây nên những tổn thương cả về thể xác và tinh thần. Những hành vi ấy diễn ra trong phạm vi trường học (giữa HS- HS, GV- HS ) được gọi là bạo lực học đường. - Trong những năm gần đây, bạo lực học đường trở thành một vấn đề nhức nhối đối với nền giáo dục Việt Nam. + Điển hình là các vụ học sinh dùng hung khí đánh nhau trong trường học, trước cổng trường, học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn quay phim rồi đưa lên mạng internet, coi như một chiến tích để thể hiện mình trước mọi người, gây hậu quả nghiêm trọng, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội. + Đặc biệt, còn có các trường hợp giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục có tính chất bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh, ngoài ra còn có hiện tượng học sinh hành hung thầy giáo, cô giáo. ( Đưa dẫn chứng cụ thể một số trường hợp điển hình) 2. Nguyên nhân: - Xuất phát từ cá nhân học sinh: + Ở lứa tuổi dậy thì khiến các em phát triển mạnh về thể chất, hưng phấn cao, kiềm chế kém. + Dùng vũ lực như một cách thể hiện sự vượt trội của mình so với bạn bè, khẳng định cái tôi cá nhân . - Gia đình: + Bạo lực trong gia đình khiến cho trẻ có thói quen bạo lực. + Cha mẹ thiếu quan tâm, thiếu sự yêu thương con cái hoặc nuông chiều thái quá - Nhà trường: + Tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người. + Không ít nơi còn nặng về xử lý kỷ luật mà chưa có giải pháp ngăn chặn, giáo dục phù hợp. + Một bộ phận thầy cô giáo lẽ ra phải là tấm gương cho học sinh về đạo đức, lối sống thì lại vi phạm chuẩn mực đạo đức. - Xuất phát từ cộng đồng, xã hội và các phương tiện truyền thông: + Ảnh hưởng từ các trò chơi mang tính bạo lực cao trên internet + Các ấn phẩm báo chí, sách, truyện tranh, video clip, phim ảnh mang tính bạo lực 3. Hậu quả: - Hậu quả đối với học sinh tham gia bạo lực học đường: + Về mặt thể xác: Các em có thể gặp các chấn thương trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong. + Về mặt tinh thần: Đặc biệt là các em “bị hại” sẽ mất tự tin khi đến trường, trở nên lầm lì, ít nói, luôn ở trong trạng thái lo lắng, có em trở nên trầm cảm, + Về học tập: Lơ là học tập, kết quả học tập sa sút, có những trường học bỏ học thường xuyên hoặc bỏ học vĩnh viễn. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh – THCS Trung Chính 8
  9. Chuyên đề: Nghị luận xã hội - Hậu quả đến với gia đình - nhà trường - xã hội + Với gia đình: Lo lắng, bất an + Với nhà trường: Làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giáo dục của trường học. + Với xã hội: Ảnh hưởng nghiêm trọng tới trật tự an toàn xã hội 4. Đề xuất giải pháp: - Mỗi cá nhân (HS, GV): Nâng cao nhận thức, biết kiềm chế, giữ cho trái tim mình luôn ấm nóng. - Gia đình - nhà trường - xã hội: + Phải quan tâm giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho các em. + Người lớn phải làm gương để con trẻ noi theo. + Phê phán, xử phạt nghiêm với hành vi bạo lực trong học đường. 5. Bài học trong nhận thức và hành động của bản thân: + Nhận thức được tác hại của bạo lực học đường. + Không có những hành vi bạo lực. III. Kết bài : - Khẳng định lại sự việc, hiện tượng đã bàn luận. - Kêu gọi hành động chung. B. CÁC DẠNG BÀI CƠ BẢN. DẠNG 1: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG. 1. Phương pháp chung: Bước 1. Hình thành kiến thức: 1. Khái niệm: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với đời sống xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. Đó là những vấn đề có tính thời sự, được dư luận xã hội trong nước cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm. Đáng khen: giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, bảo vệ môi trường, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam Đáng chê: sai hẹn, nói dối, học tủ, quay cóp, 2. Yêu cầu: a. Về nội dung: - Bài nghị luận phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích từng mặt đúng sai, lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân; bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết đối với điều đó (đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán). - Cấu trúc chung về nội dung thường là: + Giải thích và nêu thực trạng của sự việc, hiện tượng (biểu hiện cụ thể của sự việc, hiện tượng trong đời sống). + Nguyên nhân dẫn đến sự việc, hiện tượng (nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan). + Tác động (tích cực/ tiêu cực) của sự việc, hiện tượng (đối với cá nhân, gia đình, xã hội; đối với hiện tại và tương lai). Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh – THCS Trung Chính 9
  10. Chuyên đề: Nghị luận xã hội + Giải pháp để nhân rộng hoặc hạn chế sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội. + Bài học trong nhận thức, hành động. (Dựa trên cấu trúc đó, người viết xây dựng luận điểm, biết cách lập luận, xây dựng mối liên hệ logic giữa luận điểm với các lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người đọc) b. Về hình thức: - Bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động. - Đưa những chứng cứ xác thực trong đời sống, có ý kiến riêng khi bàn luận. - Qua thái độ, ý kiến đó, người viết phải bộc lộ được lòng nhiệt thành xây dựng vun đắp cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn; lên án, phê phán các hiện tượng trái với tự nhiên, có hại cho xã hội, đất nước, văn hóa của dân tộc. c. Chú ý: Bên cạnh nắm chắc kĩ năng làm văn nghị luận, muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, người viết cần phải có vốn sống, vốn hiểu biết thực tế được tích lũy trong quá trình học tập, quan sát, trải nghiệm của bản thân, đặc biệt là kiến thức được tiếp thu từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ sách báo Bước 2. Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: a. Tìm hiểu đề và tìm ý: * Tìm hiểu đề: - Vai trò của việc tìm hiểu đề: + Tìm hiểu đề để nắm đúng yêu cầu của đề về các phương diện: cách thức nghị luận, nội dung nghị luận, phạm vi tri thức cần vận dụng. + Tìm hiểu đề để tránh được tình trạng lạc đề, xa đề, thừa ý, thiếu ý trong khi làm bài. - Các bước tìm hiểu đề: + Tìm hiểu ý nghĩa của sự việc, liên tưởng đến cuộc sống để phát hiện ra vấn đề mọi người quan tâm. + Phạm vi đề tài của dạng bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống rất rộng, hơn nữa trước một vấn đề lại có nhiều cách hỏi khác nhau vì vậy cần đọc kĩ để xác định chính xác yêu cầu của đề về vấn đề nghị luận, cũng như các thao tác lập luận (giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận). - Dạng đề: Có đề có mệnh lệnh (Nêu suy nghĩ , Nêu ý kiến ,Ý kiến của em như thế nào ), đề không có mệnh lệnh (dạng mở chỉ nêu sự việc, hiện tượng). Có đề nêu sự việc, hiện tượng tốt cần biểu dương, ca ngợi; có đề nêu sự việc, hiện tượng xấu cần phê phán, nhắc nhở. Có đề chỉ gọi tên sự việc, hiện tượng, người viết phải mô tả, trình bày sự việc, hiện tượng đó; có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một mẩu truyện, một đoạn tin. * Tìm ý: - Vai trò của việc tìm ý: Người ta ví tìm ý giống như chuẩn bị vật liệu cho việc xây dựng một công trình. Vật liệu tốt, phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công, sẽ đảm bảo độ bền vững của công trình. - Các bước tìm ý: + Nắm vững chi tiết cơ bản của sự việc, hiện tượng. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh – THCS Trung Chính 10
  11. Chuyên đề: Nghị luận xã hội + Tìm thêm một vài sự việc, hiện tượng tương tự hoặc trái ngược. + Phân chia vấn đề ra thành từng mặt để phân tích, giảng giải, bày tỏ ý kiến. - Tìm ý bằng cách đặt câu hỏi. Nội dung câu trả lời sẽ là các ý cần trình bày. b. Dàn ý: - Vai trò của việc lập dàn ý: Lập dàn ý là sự tổ chức, sắp xếp các đoạn, các phần theo một trình tự hợp lí nhằm thể hiện chủ đề của văn bản. - Các cách lập dàn ý: + Lập dàn ý đại cương (dàn ý sơ lược): Sắp xếp các ý (luận điểm) theo một trình tự nhất định. + Lập dàn ý chi tiết: Các luận điểm tiếp tục được triển khai thành các luận cứ. Nội dung của dàn bài là sự tóm tắt ngắn gọn các luận điểm, luận cứ theo tầng bậc. Để phân biệt rõ ràng các ý lớn, ý nhỏ, người ta dùng cách xuống dòng, các dòng kế tiếp nhau được trình bày lùi dần phía bên phải trang giấy và được kí hiệu tuần tự. - Dàn bài chung của bài nghị luận về một vấn sự việc, hiện tượng đời sống: I. Mở bài: Giới thiệu khái quát sự việc, hiện tượng cần bàn. II. Thân bài: 1. Giải thích, nêu thực trạng của sự việc, hiện tượng. 2. Phân tích mặt đúng/ sai, lợi /hại, mặt đáng/đáng chế của sự vật, hiện tượng. 3. Nêu nguyên nhân của sự việc, hiện tượng. 4. Giải pháp để nhân rộng hoặc hạn chế sự việc, hiện tượng trong đời sống. 5. Bài học trong nhận thức, hành động của bản thân. III.Kết bài: - Kết luận, ý kiến khái quát đối với sự việc, hiện tượng. - Đề xuất hướng hành động (kêu gọi). Rút ra vấn đề tư tưởng, đạo lí từ sự việc, hiện tượng đã bàn. Hướng dẫn cụ thể nội dung các ý trong phần thân bài như sau: Bước 1: Giải thích và nêu thực trạng (nêu biểu hiện): Người viết biết nhận diện sự việc, hiện tượng cần nghị luận: các biểu hiện, các dạng tồn tại, các số liệu. Muốn vậy, người viết cần có sự hiểu biết và quan tâm đến các vấn đề đang tồn tại trong xã hội ngày nay. Chú ý nghe thời sự, cập nhận thông tin về các vấn đề địa phương, trong nước và quốc tế. Khi phản ánh thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ. Chính sự cụ thể của thông tin sẽ tạo sức thuyết phục cho những ý kiến đánh giá sau đó. Ví dụ: Khi bàn về vấn đề bạo lực học đường cần phải nêu rõ: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh – THCS Trung Chính 11
  12. Chuyên đề: Nghị luận xã hội Bước 2: Phân tích, bình luận nguyên nhân dẫn đến hiện tượng. Chú ý tới mặt khách quan, chủ quan. Ví dụ: Với hiện tượng tai nạn giao thông thì nguyên nhân khách quan là do hệ thống giao thông còn nhiều bất cập ( phân luồng phân tuyến, hệ thống biển báo, chất lượng phương tiện tham gia giao thông ), nguyên nhân chủ quan là người tham gia giao thông chưa ý thức đầy đủ về trách nhiệm, chưa nắm vững luật pháp, chưa ý thức đúng về vấn đề an toàn khi tham gia giao thông Bước 3: Đánh giá hậu quả. Khi đánh giá hậu quả cần xem xét ở các phạm vi cá nhân - gia đình - cộng đồng, hiện tại - tương lai Ví dụ: Hiện tượng bạo hành phụ nữ không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng với chính người phụ nữ về sức khỏe, tinh thần mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội trong cả quá trình phát triển lâu dài; hiện tượng nghiện internet không chỉ hao tổn đến sức khỏe, thời gian, tiền của mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách cá nhân, tạo mầm mống cho những bất ổn trong xã hội. Bước 4. Đề xuất giải pháp. Cần xem lại nguyên nhân bởi chính nó là những gợi ý tốt nhất để tìm ra giải pháp. Ví dụ: Một trong những nguyên nhân dẫn đến nạn bạo hành phụ nữ là nhận thức về bình đẳng giới thì một trong những giải pháp để khắc phục hiện tượng này là tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức và ý thức về bình đẳng giới; nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là người tham gia giao thông chưa ý thức đầy đủ về trách nhiệm, chưa nắm vững luật pháp, chưa ý thức đúng về vấn đề an toàn khi tham gia giao thông thì một trong những giải pháp có thể thực hiện là tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông, xây dựng chế tài xử phạt đối với những trường hợp vi phạm c. Viết bài : * Viết mở bài: - Vị trí và vai trò của mở bài: Mở bài là phần mở đầu cho bài viết, có nhiệm vụ giới thiệu khái quát vấn đề sẽ được trình bày trong bài viết, tạo ấn tượng ban đầu đối với người đọc (người nghe), tạo âm hưởng chung cho toàn bài. - Cách viết mở bài: + Mở bài trực tiếp (trực khởi): Giới thiệu thẳng vào vấn đề cần bàn. Mở bài trực tiếp ngắn gọn, rõ ràng, dễ tiếp nhận, thích hợp với những bài văn ngắn những dễ dẫn đến khô khan, thiếu hấp dẫn. + Mở bài gián tiếp (lung khởi): Dẫn dắt bằng những ý liên quan rồi mới nêu vấn đề cần bàn bạc. Mở bài gián tiếp có nhiều cách, được vận dụng linh hoạt. Mở bài gián tiếp gây được sự chú ý của người đọc, tạo nên những ấn tượng sâu sắc nhưng nếu không khéo dễ dẫn đến lan man, dài dòng, lạc đề hay xa đề. - Mở bài thường được triển khai thành một đoạn văn. Ví dụ : Suy nghĩ về hiện tượng học vẹt, học tủ của học sinh hiện nay. - Mở bài trực tiếp: Hiện nay hiện tượng học vẹt, học tủ của học sinh đang rất phổ biến. Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh – THCS Trung Chính 12