Giáo án Chuyên đề Lịch sử 9 - Phong trào giải phóng dân tộc và tan rã của hệ thống thuộc địa - Trường THCS Đại Bái
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chuyên đề Lịch sử 9 - Phong trào giải phóng dân tộc và tan rã của hệ thống thuộc địa - Trường THCS Đại Bái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_chuyen_de_lich_su_9_phong_trao_giai_phong_dan_toc_va.doc
Nội dung tài liệu: Giáo án Chuyên đề Lịch sử 9 - Phong trào giải phóng dân tộc và tan rã của hệ thống thuộc địa - Trường THCS Đại Bái
- PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO GIA BÌNH TRƯỜNG THCS ĐẠI BÁI CHUYÊN ĐỀ PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA TỔ: VĂN - SỬ – ĐỊA THÁNG: 10/2020 1
- I. ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ: PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA II.ĐỐI TƯỢNG CHUYÊN ĐỀ Học sinh đại trà III. PHẠM VI KIẾN THỨC CỦA CHUYÊN ĐỀ: - Các nước Châu Á - Các nước Châu Phi,Mĩ La Tinh. IV. NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU - Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa ở Châu Á, châu Phi và Mĩ La Tinh. - Những diễn biến chủ yếu, những thắng lợi to lớn và khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước ở các nước này. V.XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC VỀ NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ 1.Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 Được thực hiện theo 4 mức độ nhận thức sau : * Mức độ 1 (Nhận biết): Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức, ở mức độ này yêu cầu học sinh nắm được thời gian giành độc lập ở các nước. * Mức độ 2 (Thông hiểu): Đây là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà học sinh đã học hoặc đã biết. Ở mức độ này cho học sinh nắm được các nước giành độc lập trên lược đồ, diễn ra nhanh chóng. * Mức độ 3 (Vận dụng): Là biết vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra nắm được phong trào diễn ra mạnh mẽ từ Đông Nam Á lan sang Nam Á, Bắc phi * Mức độ 4 (Phân tích): Dựa vào bản đồ, lược đồ kết hợp với kiến thức Lịch sử, vận dụng các thao tác tư duy ( phân tích, so sánh, tổng hợp ) để phát hiện vì sao ở Châu Phi diễn ra sớm ở Bắc Phi. 2. Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 Được thực hiện theo 4 mức độ nhận thức sau : * Mức độ 1 (Nhận biết): Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức, ở mức độ nầy yêu cầu học sinh đọc được tên bản đồ, ký hiệu, nhận biết kí hiệu chú giải thể hiện trên bản đồ,tranh ảnh minh họa của các nước Ăng gô la , Mô Dăm Bích , Ghi Nê Bit Xao. 2
- * Mức độ 2 (Thông hiểu): Đây là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà học sinh đã học hoặc đã biết. Ở mức độ này cho học sinh đọc bản chú giải để hiểu và giải thích phong trào đấu tranh ở 3 nước miền Nam Châu Phi. * Mức độ 3 (Vận dụng): Là biết vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra Dựa vào ký hiệu, màu sắc trên bản đồ để xác định vị trí các nước . * Mức độ 4 (Phân tích): Dựa vào bản đồ, kết hợp với kiến thức Lịch sử, vận dụng các thao tác tư duy ( phân tích, so sánh, tổng hợp ) để thấy được sự thắng lợi của các nước nam Phi chống lại Bồ Đào Nha. 3.Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX: Được thực hiện theo 4 mức độ nhận thức sau : * Mức độ 1 (Nhận biết): Đây là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức, ở mức độ này yêu cầu học sinh đọc được tên tranh ảnh, miêu tả nôi dung tranh ảnh minh họa * Mức độ 2 (Thông hiểu): Đây là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà học sinh đã học hoặc đã biết. Ở mức độ này cho học sinh hiểu và giải thích được chế độ phân biệt chủng tộc A- PAC- THAI. * Mức độ 3 (Vận dụng): Là biết vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra Dựa vào kiến thức đã học và thực tế giải thích tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược * Mức độ 4 (Phân tích): Dựa vào kiến thức đã học vận dụng vào cuộc sống ,em có mong ước gì cho cuộc sống hiện tại và tương lai ?Từ đó rút ra bài học cho bản thân cần phải làm gì để thực hiện mong ước đó. VI.HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP CẦN CÓ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ -Các phương pháp: thuyết trình, gợi mở, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm. -Hìnhthứcdạyhọc: trênlớp -Hệ thống phương tiện: bảnđồ, lược đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, máy chiếu Xác nhận của hiệu trưởng Người thực hiện Nguyễn Văn Trường 3
- CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC NĂM HỌC: 2020-2021 PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA Người thực hiện: Nguyễn Văn Trường Đơn vị: Trường THCS Đại Bái Ngày thực hiện: 8/10/2020 Tại lớp :9A A. MỞ ĐẦU I. Mục đích: - Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa ở Châu Á, châu Phi và Mĩ La Tinh. - Những diễn biến chủ yếu, những thắng lợi to lớn và khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước ở các nước này. - Rèn phương pháp tư duy, khái quát , tổng hợp,phân tích sự kiện, sử dụng bản đồ - Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ. - Nhận định quá trình đấu tranh anh dũng của ND Á , Phi , Mĩ – la- tinh II.Đối tượng: Học sinh đại trà. III.Phạm vi nghiên cứu: - Các nước Châu Á - Các nước Châu Phi,Mĩ La Tinh. B.NỘI DUNG - Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa ở Châu Á, châu Phi và Mĩ La Tinh. - Những diễn biến chủ yếu, những thắng lợi to lớn và khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước ở các nước này. 4
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô và các nườc Đông Âu bắt tay vào khôi phục và phát triển kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu còn các nước Á, Phi, Mĩ La- tinh từ năm 1945 đến nay như thế nào I/ Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 Một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau CTTG.II đến những năm 60 của TKXX: Giáo viên: Giới thiệu vị trí Châu Á, Phi trên bản đồ. ? Tin Nhật đầu hàng, nhân dân các nước Đông Nam Á đã làm gì ? HS: khởi nghĩa giành chính quyền ? Tiêu biểu là các nước nào ? Gọi học sinh nhận biết các nước này trên bản đồ. - Phong trào đấu tranh được khởi đầu từ ĐNÁ các nước đã giành được độc lập như: +In-đô-nê-xi-a(17/8/1945) +Việt Nam (2/9/1945) +Lào (12/10/1945) ? Phong trào đấu tranh lan nhanh sang các châu và k .vực nào?? HS lần lượt nêu: - Phong trào tiếp tục lan sang Nam Á và Bắc Phi như:Ấn Độ, Ai Cập , An-giê-ri - 1960: 17 nước Châu Phi tuyên bố độc lập “Năm Châu Phi”. - 1/1/1959 cách mạng Cu Ba giành thắng lợi. - Sau CTTG II một cao trào GPDT diễn ra ở châu Á: + Cuối những năm 50, phần lớn các nước đều giành được độc lập :Trung Quốc, Ấn Độ + Sau đó, suốt nửa sau thế kỉ XX tình hình châu Á không ổn định bởi đã diễn ra các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là khu vực ĐNÁ và Tây Á. + Sau chiến tranh lạnh, lại xảy ra xung đột, li khai, khủng bố ở 1 số nước như: Phi-líp- pin, Th¸i Lan, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ - Kinh tế: một số nước tăng trưởng nhanh: Nhật, Hàn, Trung Quốc, Xi-ga-po Ấn Độ: Thực hiện các kế hoạch dài hạn, nhất là “CM xanh” trong nông nghiệp đã tự túc được lương thực. Thực hiện các kế hoạch dài hạn, nhất là “CM xanh” trong nông nghiệp đã tự túc được lương thực. 5
- ? Với phong trào đấu tranh sôi nổi của nhân dân tới giữa những năm 1960 hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc như thế nào ? Giáo viên: 1967 chỉ còn 5,2 triệu km 2 với 35 dân tập trung chủ yếu ở miển Nam châu Phi. (hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tồn tại 2 hình thức: thuộc địa của BĐN và chế độ APACTHAI) II- Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 Giáo viên: Sử dụng bản đồ giới thiệu vị trí Châu Phi. ? Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Châu Phi đã diễn ra như thế nào ? Giáo viên: Hướng dẫn học sinh chỉ vị trí 3 nước này trên bản đồ. ? Các thuộc địa của Bồ Đào Nha ở Châu Phi tan rã có ý nghĩa gì ? - Nhân dân 3 nước đấu tranh lật đổ ách thống trị của Bồ Đào Nha là: Ăng-Gô-La, Mô- Dăm-Bích và Ghi-nê Bít-xao (1974-1975) III- Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX: ? Từ cuối những năm 70 chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới hình thức nào ? Giáo viên: Em hiểu chế độ phân biệt chủng tộc như thế nào ? Chính Đảng của thiểu số người da trắng cầm quyền ở Nam Phi từ 1948 là đối xử dã man với người da đen ở Nam Phi và các dân tộc ở Châu Á đến định cư (Ấn Độ). Nhà cầm quyền Nam Phi ban bố trên 70 đạo luật phân biệt đối xử và tước bỏ quyền làm người của dân da đen và da màu, quyền bóc lột của người da trắng được ghi vào hiến pháp. ? Sau nhiều năm đấu tranh bền bỉ người da đen đã giành được thắng lợi gì ? Giáo viên: Gọi học sinh chỉ 3 nước trên bản đồ Châu Phi.- Chế độ phân biệt chủng tộc (A-Pác-Thai) tập trung ở miền Nam Châu Phi -Sau nhiều năm đấu tranh bền bỉ, kết quả: Chính quyền của người da đen đươc thành lập. +Rô-đê-di-a (1980), nay là Dim-ba-bu-ê +Tây Nam Phi (1990), nay là Na-mi-bi-a Thắng lợi có ý nghĩa quan trọng là xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Nen-xơn Man-đê-la được bầu là người Tổng thống da đen đầu tiên ở Cộng hoà Nam Phi từ 1994. *Tóm lại:hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn.Nhân dân củng cố độc lập, xây dựng và phát triển đất nước. 6
- C.KẾT LUẬN: Kiến nghị: Đề nghị đơn vị cấp trên trang bị thêm cho các trường hệ thống máy chiếu , đồ dụng học tập,tạo điều kiện cho học sinh tham quan các di tích lịch sử nhiều hơn để học sinh hứng thú học tập bộ môn lịch sử 7