Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Lịch sử 9 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

pdf 4 trang Thùy Uyên 27/12/2024 320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Lịch sử 9 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_lich_su_9_nam_hoc_2022_2023_co.pdf

Nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Lịch sử 9 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤCVÀ ĐÀOTẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II BẮC NINH NĂMHỌC: 2022 - 2023 Môn: Lịch sử 9 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giaođề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0điểm) Chọn phương án trả lờiđúng trong các câu sau Câu 1. Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơbộ ngày 6-3-1946 và Tạmước ngày 14-9- 1946 nhằm mụcđích gì? A. Buộc Pháp phải công nhận Việt Nam là một quốc giađộc lập. B. Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới. C. Có thêm thời gian hoà bìnhđể xây dựng và củng cố lựclượng. D. Buộc Pháp phải ngừng bắn ở Nam Bộ. Câu 2. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ vào thời gian nào? A. 23-9-1945. B. 6-1-1946. C. 18-12-1946. D. 19-12-1946. Câu 3. Thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc (thu - đông 1947) nhằm A. phá tan cơ quanđầu não kháng chiến, tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta. B. buộc ta phảiđàm phán với Pháp. C. thể hiện sức mạnh về quân sự của Pháp. D. buộc ta phải chuyển sang “đánh lâu dài” với Pháp. Câu 4.Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ II củaĐảng (2-1951)đã quyếtđịnh đưaĐảng ra hoạt động công khai, lấy tên là A. Đảng Cộng sảnĐông Dương. B. Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Đảng Lao động Việt Nam. D. Đảng LaođộngĐông Dương. Câu 5. Thực hiện kế hoạch Nava, từ thu - đông năm 1953, Pháp tập trung quân lớn nhất ở đâu? A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Tây Bắc. C. Thượng Lào. D. Liên khu V. Câu 6. Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954), quân dân tađã giành được thắng lợi quân sự lớn nhất trong chiến dịch nào? A. Chiến dịch Việt Bắc (1947). B. Chiến dịch Biên giới (1950). C. Chiến dịch Hòa Bình (1952). D. Chiến dịchĐiện Biên Phủ (1954). Câu 7. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 là vănbản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơbản của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là A. độc lập và tự quyết. B. tự do và toàn vẹn lãnh thổ. C. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. D. toàn vẹn lãnh thổ. Câu 8. Các chiến thuật mới như “trực thăng vận”, “thiết xa vận” đượcMĩsử dụng trong chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam? A. Chiếnlược “Chiến tranh một phía”. B. Chiếnlược “Chiến tranhđặc biệt”. C. Chiếnlược “Chiến tranh cục bộ” D. Chiếnlược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
  2. Câu 9. “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) màMĩ tiến hànhở miền Nam Việt Nam là chiến lược chiến tranh xâm lược A. thực dân cũ. B. khu vực. C. tổng lực. D. thực dân mới. Câu 10. Thắng lợi nào chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năngđánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ? A. Vạn Tường. B. Ấp Bắc. C. Bình Giã. D. Đường 9-Nam Lào. Câu 11.Điểm khác nhau cơbản giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) mà Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam là gì? A. Sử dụng trang thiết bị,vũ khí của Mĩ. B. Lựclượng quân Mĩ giữ vai trò quan trọng nhất. C. Lựclượng quânđội Sài Gòn giữ vai trò quan trọng nhất. D. Lựclượng quânđồng minh của Mĩ giữ vai trò quan trọng nhất. Câu 12. Trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972của tađãđánh bại cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 của Mĩ vào A. Nghệ An và Hà Tĩnh. B.Điện Biên Phủ. C. Hà Nội và Hải Phòng. D. Hà Nội. II. TỰ LUẬN (7,0điểm) Câu 1. (3,5điểm) Nêu tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được Đảng xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III như thế nào? Câu 2. (3,5điểm) a. Hoàn thành bảng dướiđây về những sự kiện tiêu biểu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975). Thời gian Sự kiện Phong trào “Đồng khởi” nổ ra ở tỉnh Bến Tre. Ngày 2-1-1963 Ngày 6-6-1969 Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí kết. b. Trình bày ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960). === HẾT === 2
  3. SỞ GIÁO DỤCVÀ ĐÀOTẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂMHỌC: 2022 - 2023 Môn: Lịch sử 9 I. TRẮC NGHIỆM (3,0điểm) Mỗiđáp ánđúng được 0,25điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C D A C A D C B D A B C II. TỰ LUẬN (7,0điểm) Câu Đáp án Điểm 1 3,5 * Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ: - Quân Pháp rút khỏi Hà Nội (10/10/1954), rút khỏi miền Bắc (tháng 0,5 5/1955). Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng - Pháp rút khỏi miền Nam, Mĩ liền nhảy vào và đưa tay sai (đứngđầu là 0,5 NgôĐình Diệm) lên nắm chính quyền, âm mưu chia cắt đấtnước ta làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới - Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai 0,5 miền * Nhiệm vụ cách mạng được xácđịnh tạiĐại hội III: - Miền Bắc: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa 0,5 - Miền Nam:đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 0,5 - Cách mạng miền Bắc có vai trò quyết định nhất Cách mạng miền Nam có vai trò quyếtđịnh trực tiếp 0,5 - Nhiệm vụ chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 0,5 trong cả nước, thực hiện thống nhấtđất nước 2 3,5 a. Hoàn thành bảng Thời gian Sự kiện Ngày 17-1-1960 Phong trào “Đồng khởi” nổ ra ở tỉnh Bến Tre. 0,5 Ngày 2-1-1963 Quân dân miền Nam giành thắng lợi trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho). 0,5 Ngày 6-6-1969 Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời. 0,5 Ngày 27-1-1973 Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí kết. 0,5 b. Ý nghĩalịch sử của phong trào Đồng khởi: - “Đồng khởi”đã giángđòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền NgôĐình Diệm. 0,5 - Phong trào “Đồng khởi”đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lựclượng sang thế tiến công. 0,5 - Từ trong khí thế phong trào, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam 3
  4. Việt Nam rađời. 0,5 4