Chuyên đề Ngữ văn 9 - Trường THCS Lãng Ngâm
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Ngữ văn 9 - Trường THCS Lãng Ngâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
chuyen_de_ngu_van_9_truong_thcs_lang_ngam.pdf
Nội dung tài liệu: Chuyên đề Ngữ văn 9 - Trường THCS Lãng Ngâm
- Chuyên đề Ngữ văn 9 Trường THCS Lãng Ngâm Thứ 6, 07/04/2017 | 00:00 Chuyên đề Ngữ văn 9 Hình ảnh người lính trong các tác phẩm trữ tinh A/ Mở đầu Mục đích: Để hệ thống hóa những kiến thức đã học phần văn thơ hiện đại Việt Nam giai đoạn sau cách mạng tháng Tám rất cần phải xây dựng thành các chuyên đề. Một trong những chuyên đề lớn là hình ảnh người lính trong kháng chiến và sau khi đất nước thống nhất Thông qua chuyên đề này nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức chắt lọc nhất về vẻ đẹp của người lính qua các tác phẩm thơ hiện đại để từ đó các em có kỹ năng làm những bài văn tổng hợp Đối tượng: Học sinh lớp 9B Phạm vi nghiên cứu: Qua các tác phẩm: “Đồng chí” của Chính Hữu; “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy B/ Nội dung Giới thiệu chung về hình tượng người lính qua các tác 1 of 7 8/20/2024, 2:45 PM
- Chuyên đề Ngữ văn 9 phẩm thơ hiện đại đã học Ở phần này cần đưa ra những câu hỏi : ? Hình ảnh người lính được phản ánh qua những tác phẩm nào? của ai? (Câu hỏi nhận biết) ? Em thấy vẻ đẹp chung của những người lính trong kháng chiến và sau hòa bình lặp lại là những vẻ đẹp nào? Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp đó (Câu hỏi thông hiểu) Hình ảnh người lính được thể hiện sâu sắc và sinh động qua: Người lính cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp ( Đồng Chí); trong kháng chiến chống Mĩ (Bài thơ về tiểu đội xe không kính) và sau khi đất nước thống nhất (Ánh Trăng) Vẻ đẹp chung của họ là lòng yêu nước dũng cảm kiên cường lạc quan yêu đời quyết tâm chiến đấu để giành độc lập dân tộc. Họ có tình đồng chí đồng đội sâu nặng Qua hình ảnh người lính các tác giả muốn bày tỏ thái độ ngợi ca trân trọng yêu mến tự hào và biết ơn đối với họ. Đó cũng là tiếng lòng chung của lớp lớp thế hệ người Việt giành cho người lính Những biểu hiện cụ thể làm nên vẻ đẹp của người lính Trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu Ở phần này cần đưa ra các câu hỏi sau : ? Vẻ đẹp của người lính trong bài thơ “Đồng Chí” được thể hiện như thế nào?Hãy phân tích để làm sáng tỏ? ? Em có cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của những người lính trong bài thơ? Hãy trình bày bằng những câu văn thật ngăn gọn ?(Câu hỏi thông hiểu và câu hỏi vận dụng) Người lính trong bài thơ đều ra đi từ những miền quê nghèo khó cực nhọc lam lũ.Anh ra đi từ vùng biển quanh năm “nước mặn đồng chua”.Còn quê tôi vùng trung du đồi núi cái đói cái nghèo cũng luôn đeo bám: Quê hương anh nước mặm đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Từ những miền quê xa lạ họ cùng hội tụ ở nơi chiến 2 of 7 8/20/2024, 2:45 PM
- Chuyên đề Ngữ văn 9 trường và mau chóng trở thành thân quen ð Họ có sự tương đồng về giai cấp;trước khi đến với chiến trường các anh đều có chung cảnh ngộ xuất thân là từ nông dân mà ra lính Đến chiến trường họ xây dựng được tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn thắm thiết: Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí ð Họ cùng kề vai sát cánh bên nhau để chiến đấu cùng chia ngọt sẻ bùi đồng cam cộng khổ.Một tấm chăn đắp chung giữa những đêm đông giá lạnh cũng làm lên tình đồng chí đồng đội ấm nồng.Cấu chúc câu thơ gọn lại bằng hai tiếng “Đồng Chí” như làm lắng đọng một thứ tình cảm rất đỗi gần gũi, bình dị mà vô cùng thiêng liêng đó là tình đồng chí. Những người lính còn chia sẻ cho nhau những nỗi niềm riêng tư sâu kín,nỗi nhớ da diết quê nhà.Họ còn san sẻ những nỗi vất vả nhọc nhằn,sự thiếu thốn về cả vật chất lẫn tinh thần ở nơi chiến hào.Những cơn sốt rét rừng hành hạ,những cảnh áo rách quần vá chân không giày đã được các anh làm vơi đi chỉ cần qua cái bắt tay: “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.Cái bắt tay thể hiện rõ sức mạnh của tình đồng chí .Ho bắt tay để truyền cho nhau hơi ấm sức mạnh, để cảm thông chia sẻ và trao cho nhau niềm tin chiến thắng. Những người lính trong bài thơ luôn có lòng lạc quan yêu đời,có niềm tin tất thắng vào ngày mai tươi sáng: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. ð Hình ảnh người lính đang kề vai sát cánh bên nhau trong một không gian chiến đầu đầy khắc nghiệt:”rừng hoang sương muối” Vậy mà các anh vẫn luôn tin tưởng vào cuộc chiến đấu nhất định sẽ thắng lợi.Đang chiến đấu mà những người lính vẫn mơ đến cuộc sống hòa bình.Chất chiến đấu,chất 3 of 7 8/20/2024, 2:45 PM
- Chuyên đề Ngữ văn 9 trữ tình,người chiến sĩ,người thi sĩ như hòa làm một trong tâm tưởng người lính Nói tóm lại hình ảnh người lính hiện lên trong bài thơ Đồng Chí thật là đẹp.Họ mang trong mình những phẩm chất oai hùng của người lính cụ Hồ trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Đẹp hơn nữa trong con người họ là mối tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó đầy cảm động. 2)Trong bài thơ: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật: Ở phần này cần đưa ra câu hỏi sau: ? Hình ảnh người lính trong bài thơ được tác giả khắc họa như thế nào? ?Em có ấn tượng gì về vẻ đẹp của họ? (Câu hỏi thông hiểu và câu hỏi vận dụng ) Người lính trong bài thơ ở thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Họ xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau:nông dân,công nhân,trí thức Nghe theo tiếng gọi của Tổ Quốc họ sẵn sàng: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai Chính vì thế mà người lính ở thời kì này trưởng thành hơn dày dạn kinh nghiệm hơn,tự tin và bản lĩnh hơn. Đến chiến trường người lính mang trong mình những phẩm chất oai hùng của một thời đại mới: Họ có tư thế ung dung , tự tin thanh thản thoải mái chủ động đàng hoàng khi ngồi lái trên những chiếc xe không kính.Các anh luôn nhìn thẳng về phía trước quyết không chịu khuất phục cúi đầu.Họ còn nhìn thẳng vào những khó khăn gian khổ hiểm nguy mà chẳng hề run sợ né tránh. Những người lính trong bài thơ còn vô cùng lãng mạn.Họ coi những chiến xe không kính không đèn không mui và thùng có xước trở thành những cơ hội thuận lợi để thỏa sức ngắm thiên nhiên đất trời,thỏa sức vẫy vùng cùng sao trời cánh chim Các anh luôn lạc quan yêu đời trẻ trung tinh nghịch đầy 4 of 7 8/20/2024, 2:45 PM
- Chuyên đề Ngữ văn 9 chất lính.Mặt lấm vì bụi Trường Sơn nhưng vẫn chưa cần rửa để phì phèo châm điếu thuốc và cất lên tiếng cười ha ha đầy sảng khoái.Áo ướt mà vẫn chưa cần thay rồi tự đông viên nhau mưa ngừng gió lùa sẽ khô mau thôi.Quả thật các anh có một nghị lực sống phi thường .Bất chấp khó khăn gian khổ hiểm nguy để quyết chiến đấu và chiến thắng quân thù. Họ cũng xây dựng được tình đồng chí đồng đội đầy cảm động.Cái bắt tay vội vàng qua cửa kính vỡ là một minh chứng sinh động.Những người lính lái xe không kính bắt tay cũng là để truyền hơi ấm sức mạnh cho nhau,cũng là trao cho nhau niềm tin sắt đá.Một bữa ăn giữa rừng Trường Sơn dưới bếp Hoàng Cầm cũng hun đúc lên tình cảm đồng chí đồng đội ấm áp nồng hậu. Những người lính còn mang trong mình một phẩm chất cao đẹp là có ý chí quyết tâm chiến đấu để giải phóng Miền Nam thông nhất đất nước: Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim Trái tim người lính- trái tim thể hiện lòng yêu nước nồng nàn,nhiệt tình cứu nước đến cùng.Chừng nào trái tim người lính còn đập thì họ còn chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.Hành trang mà các anh mang vào trong cuộc chiến này chính là lòng yêu nước,là ý chí chiến đấu quyết tâm sắt đá. ð Như vậy vẻ đẹp của người lính trong :”Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật chính là vẻ đẹp của lòng dũng cảm ,của khí thế hiên ngang bất khuất,của lòng lạc quan yêu đời bất chấp coi thường gian khổ hiểm nguy,của ý chí chiến đấu và chiến thắng kẻ thù để giải phóng đất nước. 3) Trong bài “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy Ở bài thơ này giáo viên cần đưa ra câu hỏi cho học sinh: ? Hình ảnh người lính trong bài thơ được tác giả khắc họa ra sao? 5 of 7 8/20/2024, 2:45 PM
- Chuyên đề Ngữ văn 9 Qua đó em cảm nhận gì về những suy ngẫm của họ ? (Câu hỏi thông hiểu và vận dụng) Bài thơ mượn hình ảnh ánh trăng để người lính bày tỏ những trăn trở suy tư của mình: Anh lính ở bài thơ này trở về sau khi chiến tranh đã kết thúc.Tiếng súng tiếng bom đã không còn nữa nhưng vẫn có một cuộc đấu tranh nội tâm gay go quyết liệt đang diễn ra trong anh. Anh nhớ về những năm tháng tuổi thơ sống gắn bó với đồng sông bể.Anh nhớ những năm tháng chiến đấu ở rừng đầy gian khổ luôn có anh trăng làm người bạn tri kỉ.Đối với anh trăng không chỉ là hình ảnh của thiên nhiên tươi mát mà còn là hình ảnh tương trưng cho đồng đội, nhân dân đất nước nghĩa tình. Trở về với cuộc sống thời bình,về với một thời kì đủ đầy hơn về vật chất lẫn tinh thần.Vậy mà anh lính năm xưa không hiểu vì vô tình hay cố ý mà lãng quên đi người bạn trăng yêu dấu.Mặc dù trăng vẫn vẹn nghĩa trọn tình chung thủy qua ngõ tìm người. Thế rồi khi sự cố xảy ra:đèn điện tắt,cả căn phòng tối om.Người lính mới chủ động tìm đến trăng .Ánh trăng tròn đầy đột ngột hiện ra trước mặt khiến anh phải ngỡ ngàng.Khi đối diện cùng vầng trăng bỗng quá khứ tuổi thơ,quá khứ về những năm tháng chiến đấu ở rừng ùa về.Người lính chợt nhận ra sự vô tình vô nghĩa của mình.Trăng vẫn im lặng,vẫn bao dung độ lượng nhưng đã thức tỉnh lương tâm của người lính.Nhìn vầng trăng anh lính đã thực sự hướng thiện.Từ đó củng cố và nhắc nhở anh có thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.Sống biết uống nước nhớ nguồn. Đánh giá chung về vẻ đẹp của người lính qua các tác phẩm Người lính cụ Hồ hiện lên qua ba tác phẩm : “Đồng Chí” của Chính Hữu,”Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và”Ánh Trăng”của Nguyễn Duy mang trong mình những phẩm chất tuyệt đẹp của người anh hùng thời đại Hồ Chí Minh.Vẻ đẹp của họ chính là lòng yêu nước căm thù giặc, là khí thế hiên ngang bất khuất coi thường gian khổ hiểm nguy , là lòng lạc quan yêu đời,là ý chí chiến đấu kiên 6 of 7 8/20/2024, 2:45 PM
- Chuyên đề Ngữ văn 9 cường sắt đá và cũng là những con người biết hướng thiện biết uống nước nhớ nguồn. Thông qua vẻ đẹp của những người lính các tác giả muốn bộc lộ thái độ yêu mến trân trọng tự hào và biết ơn của mình cũng là của thế hệ người Việt giành cho họ. Vẻ đẹp của những người lính tuy khác nhau ở mỗi thời điểm song họ đều là những hình ảnh tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam trong chiến đấu cũng như trong cuộc sống thời bình. * Sau khi giúp học sinh nắm vũng nội dung kiến thức của chuyên đề giáo viên tổ chức cho các em vận dụng ở mức độ cao: - Viết những đoạn văn ngắn để trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người lính qua các tác phẩm - Viết bài tự luận theo bố cục ba phần:phân tích hình ảnh người lính trong các bài thơ(có thể giao về nhà) C/Kết luận Bài học kinh nghiệm khi thực hiện chuyên đề : Cần xác định rõ tên chuyên đề là gì? Phạm vi kiến thức ở những tác phẩm nào? Những nội dung của chuyên đề đề cập tới là những nội dung nào ? Chỉ rõ để thực hiện mỗi nội dung ấy cần đưa ra hệ thống câu hỏi bài tập và các vấn đề cần giải quyết.Sau đó cho biết trong từng nội dung cụ thể ấy cần phải vận dụng những câu hỏi theo bốn mức độ:nhận biết,thông hiểu,vận dụng ở mức độ thấp,mức độ cao Đối với học sinh cần phải chuẩn bị chu đáo các nội dung của tác phẩm liên quan đến chuyên đề.Cần phải trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra trong khâu chuẩn bị bài cũ ở nhà. Đề xuất và kiến nghị: không Tác giả: Nguyễn Thị Ninh 7 of 7 8/20/2024, 2:45 PM