Bài giảng Ngữ văn 9 (Kết nối tri thức) - Ôn tập phần Tiếng Việt: Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 (Kết nối tri thức) - Ôn tập phần Tiếng Việt: Khởi ngữ và các thành phần biệt lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_ngu_van_9_ket_noi_tri_thuc_on_tap_phan_tieng_viet.ppt
Nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 9 (Kết nối tri thức) - Ôn tập phần Tiếng Việt: Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
- GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 9 Giáo viên: Nguyễn Thị Hạnh
- Ôn tập phần Tiếng Việt Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
- I- Phần lí thuyết: 1/ Khởi ngữ : - Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ, nêu lên đề tái được nói đến trong câu. 2/ Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc trong câu. Thành phần biệt lập gồm: +Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. +Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói. +Thành phần gọi- đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. +Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
- Nối thành phần biệt lập ở cột A sao cho phù hợp với khái niệm ở cột B CỘT A CỘT B a. Được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiêp. 1. Phụ chú b. Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính 2. Gọi - đáp thuộc câu. c. Được dùng để thể hiện cách nhìn thuộc người nói đối với sự 3. Tình thái việc được nói đến trong câu. d. Được dùng bộc lộ tâm lí của người nói. 4. Cảm thán
- II- Phần bài tập: Câu 1: Xác định khởi ngữ và các thành phần biệt lập trong các câu sau: a- Cho biết thành phần in đậm trong đoạn văn sau là thành phần gì? “ Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó” (Kim Lân- “Làng”) => “Xây cái lăng ấy” là khởi ngữ b- Tìm thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết đó là thành phần gì? “Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thật xa ” (Lê Minh Khuê- “Những ngôi sao xa xôi”) =>“Chao ôi” là thành cảm thán c- Tìm thành phần biệt lập trong câu văn sau và cho biết đó là thành phần biệt lập nào? “Thì ra, ngày thường, ở nhà một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình trên vách mà bảo là cha Đản” (Nguyễn Dữ-“ Chuyện người con gái Nam Xương”) => “thì ra” là thành phần tình thái
- II- Phần bài tập: Câu 2 / Viết đoạn văn ngắn sau khi tự đọc truyện ngắn “ Bến quê”: a- Viết đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất: - một câu chứa khởi ngữ. - một câu chứa thành phần tình thái. - sử dụng một phép liên kết (gạch dưới các chi tiết thực hiện các yêu cầu trên của đoạn văn) “Sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu có những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật để góp phần đổi mới nền văn học nước nhà. Những tìm tòi ấy, người đọc nhận thấy được qua từng trang viết của ông, tiêu biểu là truyện ngắn “Bến quê”. Qua cảm nhận của Nhĩ, nhân vật chính trong tác phẩm, nhà văn nói lên những suy ngẫm có tính triết lí về cuộc đời. Có lẽ chỉ có trong những ngày cuối đời, con người mới có những trãi nghiệm sâu sắc đến vậy. - Khởi ngữ: “Những tìm tòi ấy” - Tình thái: “có lẽ” - Phép thế: “ông” thế “Nguyễn Minh Châu” “nhà văn” thế “Nguyễn Minh Châu” - Phép liên tưởng: “văn học”- “Truyện ngắn”- “tác phẩm”, “nhà văn”
- II- Phần bài tập: Câu 3/ Viết đoạn văn ngắn ( Cho các em đội tuyển HSG): b- Viết đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, trong đó có ít nhất: - một câu chứa khởi ngữ. - một câu chứa thành phần tình thái. - sử dụng một phép liên kết Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Thanh Hóa, là một cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. Trước năm 1975, bà viết về cuộc sống, chiến đấu của thế hệ trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Sau năm 1975, nhà văn phản ánh những chuyển biến về đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới. Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những truyện ngắn đầu tay của bà. Anh hùng, gan dạ nhưng vẫn trẻ trung, nữ tính, điều đó làm nên vẻ đẹp lấp lánh của ba “ngôi sao” Thao, Nho, Phương Định. Chắc hẳn nhà văn đã có những năm tháng sống và chiến đấu ở tuyến đường Trường Sơn mới có thể có những trang viết sinh động mà chân thực đến vậy - Khởi ngữ: “Điều đó” - Tình thái: “chắc hẳn” - Phép thế: “bà” thế “Lê Minh Khuê”; “nhà văn” thế “Lê Minh Khuê” - Phép liên tưởng: “cây bút”- “truyện ngắn”- “nhà văn” –“ trang viết”
- III- Phần bài tập tham khảo: Câu 1: Tìm thành phần biệt lập trong đoạn văn sau: “- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm, hôm mới lên được đến đây, vất vả quá! =>Trong câu có hai thành phần biệt lập: Thành phần gọi – đáp: “Thưa ông” Thành phần cảm thán: “vất vả quá”
- III- Phần bài tập tham khảo: Câu 2:Tìm thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết đó là thành phần gì? “Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thật xa ” (Lê Minh Khuê- “Những ngôi sao xa xôi”) =>Trong câu có sử dụng thành phần biệt lập là “chao ôi”. Đó là thành phần cảm thán Câu 3: Tìm thành phần biệt lập trong câu văn sau và cho biết đó là thành phần biệt lập nào? “Thì ra, ngày thường, ở nhà một mình, nàng hay đùa con, trở bóng mình trên vách mà bảo là cha Đản” (Nguyễn Dữ-“ Chuyện người con gái Nam Xương”) => Thành phần biệt lập trong câu là “Thì ra”. Đó là thành phần tình thái. Câu 4: Tìm thành phần biệt lập trong câu sau và cho biết đó là phần biệt lập nào? “Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó- buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh” =>Thành phần biệt lập trong đoạn văn là: “buổi chiều sau một ngày mưa rừng”. Đó là thành phần phụ chú
- IV- Các đề bài tham khảo: Đề 1: I. Phần trắc nghiệm : Khoanh tròn vào phương án có câu trả lời đúng nhất Câu 1 : Câu văn nào sau đây có khởi ngữ ? A. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả. B. Nó là một học sinh thông minh. CC. Về thông minh thì nó là nhất. D. Người thông minh nhất lớp là nó. Câu 2 : Thành phần biệt lập của câu là gì ? AA. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu. C. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu. D. Bộ phận tách khởi ngữ, chủ ngữ, vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm, được nói tới trong câu . Câu 3 : Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần phụ chú ? A. Này,hãy đến đây nhanh lên. B.B Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn . C. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá ! D. Tôi đoán chắc là thể nào ngày mai anh ta cũng đến .
- IV- Các đề bài tham khảo: Đề 1: I. Phần trắc nghiệm : Khoanh tròn vào phương án có câu trả lời đúng nhất Câu 4 : Những từ in đậm ở câu nào sau đây là tính từ ? A. Xin các bạn vui lòng hình dung bộ dạng của tôi dưới đây. B.Tôi mặc một chiếc áo bằng tấm da dê, vạt áo dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi. C. Tôi đeo gùi sau lưng, khoác súng trên vai,và giương trên đầu một chiếc dù lớn DD. Tôi đội một chiếc mũ to tướng cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì . Câu 5 : Câu nào sau đây là câu đặc biệt ? A. Tôi, một quả bom trên đồi. BB.Đất nóng. C. Cây còn lại xơ xác . D.Vắng lặng đến phát sợ. Câu 6 : Quan hệ giữa các vế trong câu ghép sau là quan hệ gì? Vì quả bom nổ gần, Nho bị choáng. (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) A. Quan hệ điều kiện. B.Quan hệ tương phản CC. Quan hệ nguyên nhân . D. Quan hệ nhượng bộ.
- TiếtHƯỚNG 159: DẪN KIỂM TRA TIẾNG VIỆT IV- Các đề bài tham khảo: Câu 7 Chỉ ra thành phần biệt lập trong những câu sau và giải thích ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó: a. Thật đấy, chuyến này không được Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục. (Kim Lân, Làng) b. Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) =>a/ Thật đấy: thành phần tình thái. Xác nhận điều được nói đến trong câu. =>b. Cũng may: thành phần tình thái . Bộc lộ thái độ đánh giá tốt với điều được nói đến trong câu.
- IV- Các đề bài tham khảo: Câu 8 : Viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu) nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác Hồ: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Trong đó có 2 thành phần biệt lập. =>Chủ Tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đã để lại nhiều câu nói nổi tiếng có giá trị như những lời răn dạy. Có lẽ trong mỗi chúng ta không ai là không biết câu: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Học hỏi có nghĩa là tiếp thu tri thức mà nhân loại từ sách vở, từ cuộc sống, từ những người xung quanh ta. Học hỏi là một quá trình lâu
- dài chứ không thể trong một thời gian ngắn. Bởi vậy Bác Hồ nói đó là việc phải tiếp tục suốt đời, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi. Tri thức nhân loại thì vô tận và mỗi giây mỗi phút trôi qua là bao tri thức mới được ra đời. Nếu không liên tục học hỏi thì chúng ta sẽ nhanh chóng bị lạc hậu. Học phải đi đôi với hỏi để hiểu sâu sắc kiến thức, biến tri thức thành của mình chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động. Câu nói của Bác ra đời đã lâu nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi người Việt Nam phải học theo lời dạy của Người để không ngừng tiến bộ. Và bản thân Hồ Chủ tịch cũng là tấm gương sáng ngời của một con người suốt đời học hỏi. - Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam: thành phần phụ chú - có lẽ: thành phần tình thái
- IV- Các đề bài tham khảo: Đề 2: Câu 1 a. Kể tên các thành phần biệt lập của câu? b. Xác định thành phần biệt lập trong các câu văn sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào? a. Chẳng lẽ ông ấy không biết. b. Anh Sơn -vốn dân Nam Bộ gốc, làm điệu bộ như sắp ca một câu vọng cổ. c. Ôi những buổi chiều mưa ướt đầm lá cọ! d. Thưa ông, ta đi thôi ạ! Câu 2: a, Thế nào là thành phần khởi ngữ ? Xác định thành phần khởi ngữ trong ví dụ sau: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm.” b, Phân tích thành phần câu cho câu sau: Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Câu 3: Viết một đoạn văn phân tích những cảm xúc của nhà thơ trong đoạn thơ sau ( Cho hs khá, giỏi) : Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. (Viễn Phương- Viếng lăng Bác)
- IV- Các đề bài tham khảo: Đáp án đề 2: Câu 1 a. Kể tên các thành phần biệt lập của câu: => Các thành phần biệt lập là: - Thành phần cảm thán - Thành phần gọi – đáp - Thành phần phụ chú - Thành phần tình thái b. Xác định thành phần biệt lập trong các câu văn sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào? a. Chẳng lẽ ông ấy không biết. b. Anh Sơn -vốn dân Nam Bộ gốc, làm điệu bộ như sắp ca một câu vọng cổ. c. Ôi những buổi chiều mưa ướt đầm lá cọ! d. Thưa ông, ta đi thôi ạ! =>a/ Chẳng lẽ: thành phần tình thái. =>b/vốn dân Nam Bộ gốc: thành phần phụ chú. =>c/ Ôi: thành phần cảm thán. =>d/Thưa ông: thành phần gọi - đáp.
- IV- Các đề bài tham khảo: Đáp án đề 2: Câu 2: a, Thế nào là thành phần khởi ngữ ? Xác định thành phần khởi ngữ trong ví dụ sau: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm.” =>Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. =>Thành phần khởi ngữ: mắt tôi b, Phân tích thành phần câu cho câu sau: Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. =>Phân tích thành phần câu: Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, TN mấy người học trò cũ / CN sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. VN
- IV- Các đề bài tham khảo: Đáp án đề 2: Câu 3: Viết một đoạn văn có sử dụng phép liên kết (hai phép) phân tích những cảm xúc của nhà thơ trong đoạn thơ sau: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. (Viễn Phương- Viếng lăng Bác) Khổ thơ thứ ba là nguồn cảm xúc mãnh liệt khi nhà thơ Viễn Phương đã vào bên trong lăng được trực tiếp nhìn ngắm Bác Nhịp thơ trầm lắng, thiết tha như ngưng kết cả không gian và thời gian bên trong lăng Bác. Đây là nơi ngự trị cái không khí tĩnh lặng của sự yên nghỉ đời đời, một cõi như vừa thực vừa mộng, một cõi thiêng liêng. Hình ảnh Bác đẹp biết bao, hiền hòa biết bao trong giấc ngủ bình yên giữa một vầng trăng sáng. Bác như một bậc hiền triết, một vị tiên ông thanh thản, nghỉ ngơi giữa nơi thiêng liêng, thanh tĩnh ấy. Hình ảnh “vầng trăng”,” trời xanh” là những hình ảnh ẩn dụ một lần nữa khẳng định sự cao quí, bất tử của Bác. Vẫn biết Bác mãi mãi sống trong sự nghiệp cách mạng, sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam nhưng tác giả vẫn không ngăn được nỗi xót đau trước hiện thực là Bác đã đi xa “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Chính vì thế mà câu thơ nghe như một tiếng khóc nghẹn ngào.
- => Phép thế: “Đây” thế “lăng Bác”; “ tác giả” thế “nhà thơ Viễn Phương” => Phép nối: Chính vì thế