Bài giảng Ngữ văn 9 (Kết nối tri thức) - Chuyên đề: Ôn tập thơ hiện đại Việt Nam
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 (Kết nối tri thức) - Chuyên đề: Ôn tập thơ hiện đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_ngu_van_9_ket_noi_tri_thuc_chuyen_de_on_tap_tho_hi.pptx
Nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 9 (Kết nối tri thức) - Chuyên đề: Ôn tập thơ hiện đại Việt Nam
- Trường THCS TRANG HẠ CHÀO MỪNG QUÝ THẦY, CÔ VỀ DỰ GIỜ LỚP 9B! Giáo viên: Đường Thị Huyền Godfather.wma
- Chuyên đề ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Đồng chí
- I. Kiến thức cơ bản ? Trên cơ sở đã chuẩn bị bài ở nhà, em hãy khái quát những kiến thức cơ bản của văn bản “Đồng chí” theo những yêu cầu sau: - Tác giả - Tác phẩm + Hoàn cảnh sáng tác + Thể thơ + Bố cục -Ý nghĩa nhan đề - Giá trị nội dung - Giá trị nghệ thuật
- I. Kiến thức cơ bản Thảo luận nhóm Hệ thống kiến thức cơ bản - Nhóm 1: Thảo luận tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. - Nhóm 2: Thảo luận thể thơ, bố cục, ý nghĩa nhan đề . - Nhóm 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Kiến thức Văn bản “Đồng chí” cơ bản - Chính Hữu (1926-2007) là nhà thơ hoạt động quân đội trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Tác giả + Đề tài: Ông viết về người lính và chiến tranh. + Phong cách: Thơ ông cảm xúc dồn nén vừa thiết tha trầm hùng lại vừa sâu lắng. Ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. -Hoàn cảnh - Đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến sáng tác dịch Việt Bắc (thu đông 1947). In trong tập thơ “Đầu súng trăng treo”. -Thể thơ - Tự do. -Bố cục - 3 Phần: 7 câu thơ đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí. 10 câu tiếp: Biểu hiện của tình đồng chí. 3 câu cuối: Bức tranh đẹp về tình đồng chí. Đồng chí là những người cùng chung chí hướng, lí tưởng. Đồng chí gợi cảm nghĩ Ý nghĩa về tình cảm đồng chí, đồng đội. Đó là một loại tình cảm mới, một tình cảm đặc nhan đề biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm tháng cách mạng. Đồng chí còn là cách xưng hô của những người trong một đoàn thể cách mạng, của những người lính, công nhân, cán bộ từ sau cách mạng→ Đồng chí là biểu tượng của tình cảm cách mạng và thể hiện sâu sắc tình đồng chí, đồng đội. Giá trị nội Bài thơ ca ngợi tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính dung cách mạng. Đồng thời làm hiện lên hình ảnh chân thực , giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Giá trị - Thể thơ tự do linh hoạt, lối miêu tả chân thực, tự nhiên giàu sức gợi. nghệ thuật - Các chi tiết hình ảnh, ngôn ngữ giản dị , cô đọng giàu sức biểu cảm.
- Luyện tập Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 Câu hỏi đọc - hiểu Viết đoạn văn nghị Viết bài văn nghị luận văn bản luận xã hội văn học
- Dạng 1: Câu hỏi đọc - hiểu văn bản - Dạng câu hỏi này thường xoay quanh các đơn vị kiến thức về: + Tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, PTBĐ, bố cục ) + Nội dung đoạn thơ . + Từ vựng: Biện pháp tu từ, giải nghĩa từ, + Ngữ pháp: Các thành phần câu, kiểu câu (xét theo cấu tạo, theo mục đích nói) - Cách làm: + Bước 1: Đọc kĩ ngữ liệu đã cho. + Bước 2: Đọc các câu hỏi, gạch chân dưới các từ trọng tâm. + Bước 3: Trả lời trực tiếp vào câu hỏi. Câu trả lời đảm bảo: chính xác đầy đủ, ngắn gọn. Riêng câu hỏi về biện pháp tu từ cần đảm bảo đúng kĩ năng làm bài tập dạng đó.
- Dạng 1 + 2: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹ quen nhau, Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! 1. Đoạn thơ trên có trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Nêu ngắn gọn những cơ sở hình thành tình đồng chí trong đoạn thơ trên? 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ và điệp ngữ được sử dụng trong câu thơ in đậm. 4. Từ đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 - 15 câu phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp.
- Dạng 1 + 2: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu - Cách làm ( Ý 1, 2, 3) bên dưới: + Bước 1: Đọc kĩ ngữ liệu Quê hương anh nước mặn đồng chua đã cho. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. + Bước 2: Đọc các câu hỏi , gạch chân dưới các từ Anh với tôi đôi người xa lạ trọng tâm Tự phương trời chẳng hẹ quen nhau, + Bước 3: Trả lời trực tiếp Súng bên súng đầu sát bên đầu, vào câu hỏi. Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Câu trả lời đảm bảo: chính Đồng chí! xác đầy đủ, ngắn gọn. 1. Đoạn thơ trên có trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Nêu ngắn gọn những cơ sở hình thành tình đồng chí trong đoạn thơ trên? 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ và điệp ngữ được sử dụng trong câu thơ in đậm. 4. Từ đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 - 15 câu phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp.
- 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm “Đồng chí, tác giả Chính Hữu. 2. Những cơ sở hình thành tình đồng chí: - Họ giống nhau về hoàn cảnh xuất thân: đều từ những miền quê nghèo khó. - Cùng chung lý tưởng, lòng yêu nước và nhiệm vụ chiến đấu. - Chung cuộc sống của người lính nhiều khó khăn, thiếu thốn. → Họ đồng cảm, thấu hiểu lẫn nhau và trở thành đồng chí.
- Dạng 1 + 2: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu - Cách làm ( Ý 1, 2, 3) bên dưới: + Bước 1: Đọc kĩ ngữ liệu Quê hương anh nước mặn đồng chua cho Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. + Bước 2: Đọc các câu hỏi , gạch chân dưới các từ Anh với tôi đôi người xa lạ trọng tâm Tự phương trời chẳng hẹ quen nhau, + Bước 3: Trả lời trực tiếp Súng bên súng đầu sát bên đầu, vào câu hỏi. Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Câu trả lời đảm bảo: chính Đồng chí! xác đầy đủ, ngắn gọn. 1. Đoạn thơ trên có trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Nêu ngắn gọn những cơ sở hình thành tình đồng chí trong đoạn thơ trên? 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ và điệp ngữ được sử dụng trong câu thơ in đậm. 4. Từ đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 - 15 câu phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp.
- Các bước làm bài tập cảm thụ, phân tích biện pháp tu từ Bước 1: Xác định tên gọi của biện pháp tu từ. Bước 2: Chỉ ra dấu hiệu (từ ngữ , hình ảnh) thể hiện phép tu từ. Bước 3: Phân tích tác dụng.
- Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Cách làm bài tập về phép tu Anh với tôi đôi người xa lạ từ Tự phương trời chẳng hẹ quen nhau, - Bước 1: Gọi tên phép tu Súng bên súng đầu sát bên đầu, từ. Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. - Bước 2: Chỉ ra dấu hiệu Đồng chí! - Bước 3: Phân tích tác 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện dụng (Tập trung vào tác pháp tu từ hoán dụ và điệp ngữ dụng của phép tu từ trong việc thể hiện nội được sử dụng trong câu thơ in đậm. dung đoạn thơ.)
- 3. - Phép hoán dụ thể hiện ở hai hình ảnh: “ súng” tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu; “đầu” tượng trưng cho lý tưởng. - Phép điệp ngữ: “Súng” , “đầu”, “bên”. - Tác dụng: Hai phép tu từ trên đã làm nổi bật sự gắn bó của những người lính trong quân ngũ khi cùng chung ý chí, lý tưởng , sự quyết tâm chiến đấu trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Cặp hình ảnh này cùng với phép điệp ngữ tạo nhịp điệu chắc khỏe, tăng tính hàm súc, khái quát cho câu thơ.
- 4. Phân tích tác dụng của phép tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ trên. Câu thơ in đậm đã sử dụng thành công biện pháp tu từ hoán dụ thể hiện ở hai hình ảnh “ súng” tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu; “đầu” tượng trưng cho lý tưởng. Ngoài ra còn sử dụng phép điệp ngữ: “Súng”, “đầu”, “bên”. Hai phép tu từ trên đã làm nổi bật sự gắn bó của những người lính trong quân ngũ khi cùng chung ý chí, lý tưởng , sự quyết tâm chiến đấu trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Cặp hình ảnh này cùng với phép điệp ngữ tạo nhịp điệu chắc khỏe, tăng tính hàm súc, khái quát cho câu thơ.
- Lưu ý khi làm bài tập về biện pháp tu từ: - Về hình thức: + Tuân theo yêu cầu của đề. + Nếu đề không nêu rõ yêu cầu hình thức trình bày thì nên viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn, từ ngữ hình ảnh thể hiện phép tu từ nên đặt trong dấu ngoặc kép. - Về nội dung: + Mở đầu: Giới thiệu khái quát về biện pháp tu từ. + Triển khai cụ thể: Phân tích các dấu hiện và tác dụng của phép tu từ dựa vào ngữ cảnh văn bản. + Kết thúc: Khẳng định giá trị đặc sắc của phép tu từ.
- Dạng 2: Viết đoạn văn nghị luận xã hội 4. Từ đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 - 15 câu phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp. - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
- Dạng 2: Viết đoạn văn nghị luận xã hội 4. Từ đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 - 15 câu phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp. a. Tìm hiểu đề - Kiểu bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. - Vấn đề nghị luận: Tình bạn đẹp. - Phạm vi dẫn chứng: Trong thực tế cuộc sống và văn học. - Hình thức trình bày: Đoạn văn khoảng 200 chữ. b. Tìm ý - Giải thích khái niệm: tình bạn, tình bạn đẹp. - Nhận xét, đánh giá vấn đề: Ý nghĩa của tình bạn đẹp trong cuộc sống. - Mở rộng vấn đề: Phê phán những tình bạn vụ lợi, toan tính, giả dối. - Bài học nhận thức và hành động.
- Lập dàn ý c. Lập dàn ý 1. Mở đoạn (Dẫn dắt và nêu vấn đề) Trong cuộc đời mỗi người, tình bạn có vai trò quan trọng, không thể thiếu. 2. Thân đoạn ( Giải quyết vấn đề) a. Giải thích : - Tình bạn là tình cảm gắn bó thân thiết giữa những người có nét chung về sở thích, tính tình, ước mơ, lý tưởng. +Tình bạn đẹp phải là tình cảm chân thành, trong sáng, vô tư và tràn đầy tin tưởng. b. Nhận xét, đánh giá - Tình bạn đẹp giúp con người có động lực để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. -Tình bạn đẹp là liều thuốc xoa dịu vết thương, giúp con người chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. -Nó gắn kết con người với nhau, giúp cho nhiều mồi quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn. ( Dẫn chứng: Tình bạn của Nguyễn khuyến- Dương Khuê; Các Mác-Ăngghen; Lưu Bình- Dương Lễ ) c. Mở rộng vấn đề: Phê phán những tình bạn vụ lợi, toan tính, ích kỉ cá nhân, lợi dụng bạn. d. Bài học nhận thức: Cần xây dựng tình bạn đẹp, học cách yêu thương, sẻ chia, bao dung trong tình bạn. 3. Kết đoạn: ( Kết thúc vấn đề) Tình bạn là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp.
- tình bạn là tình cảm gắn bó thân thiết giữa những người có nét chung về sở thích, tính tình, ước mơ, lý tưởng. Tình bạn đẹp phải là tình cảm chân thành, trong sáng, vô tư và tràn đầy tin tưởng. Vậy tại sao phải có tình bạn đẹp? Tình bạn đẹp giúp con người có động lực để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. TB đẹp là liều thuốc xoa dịu vết thương, giúp con người chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Nó gắn kết con người với nhau, giúp cho nhiều mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Trong cuộc sống có rất nhiều tình bạn đẹp như bạn Ngô Minh Hiếu ở Thanh Hóa mười năm cõng bạn tật nguyền đi học đã gây được xúc động trong lòng người đọc bởi tình bạn chân thành. Tình bạn của Các Mác và Ăn ghen hai vị lãnh tụ nổi tiếng trên thế giới cũng có một tình bạn đáng ngưỡng mộ. Vì vậy , mỗi người cần xây dựng cho mình một tình bạn đẹp. Cần mở rộng các mối quan hệ, giao lưu với nhiều người. Lỗi mắc phải - Hình thức: Chưa viết hoa và lùi đầu đoạn. Còn viết tắt, lỗi chính tả. - Nội dung: + Thiếu ý chính: câu mở đoạn, ý mở rộng, thiếu câu kết đoạn. + Câu văn cuối chưa hướng vào chủ đề.
- Viết thành đoạn văn Trong cuộc đời mỗi người, tình bạn có vai trò quan trọng, không thể thiếu.Tình bạn là tình cảm gắn bó thân thiết giữa những người có nét chung về sở thích, tính tình, ước mơ, lý tưởng. Tình bạn đẹp phải là tình cảm chân thành, trong sáng, vô tư và tràn đầy tin tưởng. Vậy tại sao phải có tình bạn đẹp? Tình bạn đẹp giúp con người có động lực để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Tình bạn đẹp là liều thuốc xoa dịu vết thương, giúp con người chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Nó gắn kết con người với nhau, giúp cho nhiều mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Trong cuộc sống có rất nhiều tình bạn đẹp như tình bạn của Nguyễn Khuyến- Dương Khuê đã gây được xúc động trong lòng người đọc bởi tình bạn chân thành. Tình bạn của Các Mác và Ăng- ghen hai vị lãnh tụ nổi tiếng trên thế giới cũng có một tình bạn đáng ngưỡng mộ. Song bên cạnh những tình bạn đẹp còn rất nhiều người lợi dụng bạn, bán bạn cầu vinh, tính toán, ích kỉ những trường hợp đó rất đáng phê phán. Cho nên mỗi người cần học cách yêu thương sẻ chia và bao dung để có một tình bạn vĩnh cửu. Tóm lại tình bạn là một tình cảm thiêng liêng, cao đẹp.
- Dạng 2: Viết đoạn văn nghị luận xã hội Lập dàn ý: 1. Mở đoạn ( Dẫn dắt và nêu vấn đề) 2. Thân đoạn ( Giải quyết vấn đề) Lưu ý: - Giải thích + Về hình thức: Viết hoa chữ - Nhận xét đánh giá vấn đề cái đầu tiên của đoạn, lùi vào - Mở rộng vấn đề đầu dòng. Tùy theo yêu cầu - Bài học nhận thức. dung lượng mỗi đề, đảm bảo 3. Kết đoạn ( Kết thúc vấn đề) không thừa không thiếu. + Về nội dung: Phần mở đoạn và kết đoạn: Viết thật ngắn gọn Phần thân đoạn: Các câu trong đoạn: hướng vào chủ đề, sắp xếp theo một trình tự hợp lí, liên kết chặt chẽ với nhau
- Dạng 3: Nghị luận văn học. Dạng này thường là: + Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ + Nghị luận về một vấn đề trong đoạn thơ, bài thơ - Khi gặp dạng bài này cần nắm được: + Yêu cầu của đề: Cảm nhận, suy nghĩ, phân tích + Vấn đề nghị luận: - Nghị luận về đoạn thơ hoặc bài thơ - Nghị luận về một phương diện, khía cạnh : tâm trạng nhân vật trữ tình, nét nghệ thuật đặc sắc
- Dạng 3 Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. (Trích “Đồng chí” – Chính Hữu)
- Dạng 3 Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. (Trích “Đồng chí” – Chính Hữu)
- * Tìm hiểu đề và tìm ý - Tìm hiểu đề: + Kiểu bài: Nghị luận về một đoạn thơ. + Vấn đề nghị luận: Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí. + Hình thức nghị luận: Cảm nhận (nhận xét, đánh giá) + Phạm vi dẫn chứng: Đoạn thơ trên đề bài.
- Thảo luận nhóm Tìm ý: Nhóm 1: Trả lời các câu hỏi: - Trình bày ngắn gọn những hiểu biết về tác giả Chính Hữu và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? - Giới thiệu và nêu đánh giá khái quát về đoạn thơ trên? Nhóm 2: Nêu những biểu hiện của tình đồng chí? ( Có mấy biểu hiện, ở mỗi biểu hiện có dẫn chứng minh họa?) Nhóm 3: - Chỉ ra những đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn trích? - Nêu nhận định, đánh giá chung về những biểu hiện của tình đồng chí trong đoạn thơ?
- 1. - Chính Hữu là nhà thơ quân đội, hoạt động trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. - Bài thơ sáng tác đầu năm 1948. - Đoạn thơ nêu lên những biểu hiện cao đẹp về tình đồng chí. 2. Những biểu hiện của tình đồng chí: - Biểu hiện 1 (3 câu đầu) Những người lính thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng của nhau. + Họ thấu cảnh ngộ, mối bận lòng của nhau về chốn quê nhà. + Họ thấu hiểu lý tưởng và ý chí lên đường để giải phóng quê hương. + Họ thấu hiểu nỗi nhớ quê nhà luôn thường trực trong tâm hồn người lính. - Biểu hiện 2 (7 câu tiếp) Đồng cam cộng khổ, chia sẻ gian lao, thiếu thốn trong cuộc đời quân ngũ. + Họ cùng trải qua bệnh tật trong chiến đấu. + Họ chia sẻ cho nhau, cùng trải qua những thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống. +Hình ảnh “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” biểu hiện tình đồng chí trực tiếp. 3. - Những đặc sắc về nghệ thuât: Chi tiết, hình ảnh chân thật; ngôn ngữ giản dị, cô đọng, hàm súc; phép hoán dụ , nhân hóa, liệt kê, cấu trúc sóng đôi, đối ứng. - Đoạn thơ diễn tả cảm động, chân thực những biểu hiện cao đẹp về tình đồng chí.
- 1. Chính Hữu là nhà thơ quân đội, hoạt động trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Bài thơ sáng tác đầu năm 1948. Đoạn thơ nêu lên những biểu hiện cao đẹp về tình đồng chí. 2. Những người lính thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng của nhau. 3. Họ thấu cảnh ngộ, mối bận lòng của nhau về chốn quê nhà. 4. Họ thấu hiểu lý tưởng và ý chí lên đường để giải phóng quê hương. 5. Họ thấu hiểu nỗi nhớ quê nhà luôn thường trực trong tâm hồn người lính. 6. Đồng cam cộng khổ, chia sẻ gian lao, thiếu thốn trong cuộc đời quân ngũ. 7. Họ cùng trải qua bệnh tật trong chiến đấu. Đó là những cơn sốt rét rừng triền miên. 8.Họ chia sẻ cho nhau, cùng trải qua những thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống: Áo rách, quần vài mảnh vá 9. Hình ảnh “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” biểu hiện tình đồng chí trực tiếp nhất: những bàn tay tìm đến nhau để truyền hơi ấm , niềm tin, sức manh 10. Những đặc sắc về nghệ thuât: Chi tiết, hình ảnh chân thật; ngôn ngữ giản dị, cô đọng, hàm súc; phép hoán dụ , nhân hóa, liệt kê, cấu trúc sóng đôi, đối ứng. 11. Đoạn thơ diễn tả cảm động, chân thực những biểu hiện cao đẹp về tình đồng chí.
- 1. Chính Hữu là nhà thơ quân đội, hoạt động trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Bài thơ sáng tác đầu năm 1948. Đoạn thơ nêu lên những biểu hiện cao đẹp về tình đồng chí. ➔ Mở bài 2. Những người lính thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng của nhau. 3. Họ thấu cảnh ngộ, mối bận lòng của nhau về chốn quê nhà. 4. Họ thấu hiểu lý tưởng và ý chí lên đường để giải phóng quê hương. 5. Họ thấu hiểu nỗi nhớ quê nhà luôn thường trực trong tâm hồn người lính. 6. Đồng cam cộng khổ, chia sẻ gian lao, thiếu thốn trong cuộc đời quân ngũ. 7. Họ cùng trải qua bệnh tật trong chiến đấu. Đó là những cơn sốt rét rừng triền miên. 8. Họ chia sẻ cho nhau, cùng trải qua những thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống: Áo rách, quần vài mảnh vá 9. Hình ảnh “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” biểu hiện tình đồng chí trực tiếp nhất: những bàn tay tìm đến nhau để truyền hơi ấm , niềm tin, sức manh 10. Những đặc sắc về nghệ thuât: Chi tiết, hình ảnh chân thật; ngôn ngữ giản dị, cô đọng, hàm súc; phép hoán dụ , nhân hóa, liệt kê, cấu trúc sóng đôi, đối ứng. 11. Đoạn thơ diễn tả cảm động, chân thực những biểu hiện cao đẹp về tình đồng chí.
- 1. Chính Hữu là nhà thơ quân đội, hoạt động trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Bài thơ sáng tác đầu năm 1948. Đoạn thơ nêu lên những biểu hiện cao đẹp về tình đồng chí. ➔ Mở bài 2. Những người lính thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng của nhau. 3. Họ thấu cảnh ngộ, mối bận lòng của nhau về chốn quê nhà. 4. Họ thấu hiểu lý tưởng và ý chí lên đường để giải phóng quê hương. 5. Họ thấu hiểu nỗi nhớ quê nhà luôn thường trực trong tâm hồn người lính. 6. Đồng cam cộng khổ, chia sẻ gian lao, thiếu thốn trong cuộc đời quân ngũ. 7. Họ cùng trải qua bệnh tật trong chiến đấu. Đó là những cơn sốt rét rừng triền miên. 8.Họ chia sẻ cho nhau, cùng trải qua những thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống: Áo rách, quần vài mảnh vá 9.Hình ảnh “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” biểu hiện tình đồng chí trực tiếp nhất: những bàn tay tìm đến nhau để truyền hơi ấm , niềm tin, sức manh 10. Những đặc sắc về nghệ thuât: Chi tiết, hình ảnh chân thật; ngôn ngữ giản dị, cô đọng, hàm súc; phép hoán dụ , nhân hóa, liệt kê, cấu trúc sóng đôi, đối ứng. ➔ Thân bài 11. Đoạn thơ diễn tả cảm động, chân thực những biểu hiện cao đẹp về tình đồng chí. ➔ Kết bài
- 1. Chính Hữu là nhà thơ quân đội, hoạt động trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Bài thơ sáng tác đầu năm 1948. Đoạn thơ nêu lên những biểu hiện cao đẹp về tình đồng chí. ➔ Mở bài 2. Những người lính thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng của nhau. 3. Họ thấu cảnh ngộ, mối bận lòng của nhau về chốn quê nhà. 4. Họ thấu hiểu lý tưởng và ý chí lên đường để giải phóng quê hương. 5. Họ thấu hiểu nỗi nhớ quê nhà luôn thường trực trong tâm hồn người lính. 6. Đồng cam cộng khổ, chia sẻ gian lao, thiếu thốn trong cuộc đời quân ngũ. 7. Họ cùng trải qua bệnh tật trong chiến đấu. Đó là những cơn sốt rét rừng triền miên. 8. Họ chia sẻ cho nhau, cùng trải qua những thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống: Áo rách, quần vài mảnh vá 9. Hình ảnh “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” biểu hiện tình đồng chí trực tiếp nhất: những bàn tay tìm đến nhau để truyền hơi ấm , niềm tin, sức manh 10. Những đặc sắc về nghệ thuât: Chi tiết, hình ảnh chân thật; ngôn ngữ giản dị, cô đọng, hàm súc; phép hoán dụ , nhân hóa, liệt kê, cấu trúc sóng đôi, đối ứng. ➔ Thân bài 11. Đoạn thơ diễn tả cảm động, chân thực những biểu hiện cao đẹp về tình đồng chí. ➔ Kết bài
- *Lập dàn ý Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Chính Hữu là nhà thơ quân đội, hoạt động trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Bài thơ sáng tác đầu năm 1948. - Khái quát về đoạn thơ: Đoạn thơ nêu lên những biểu hiện cao đẹp về tình đồng chí. Thân bài: a. Luận điểm 1: Những người lính thấu hiểu tâm tư, nỗi lòng của nhau. + Họ thấu cảnh ngộ, mối bận lòng của nhau về chốn quê nhà. + Họ thấu hiểu lý tưởng và ý chí lên đường để giải phóng quê hương. + Họ thấu hiểu nỗi nhớ quê nhà luôn thường trực trong tâm hồn người lính. b. Luận điểm 2: Đồng cam cộng khổ, chia sẻ gian lao, thiếu thốn trong cuộc đời quân ngũ. + Họ cùng trải qua bệnh tật trong chiến đấu. + Họ chia sẻ cho nhau, cùng trải qua những thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống. +Hình ảnh “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” biểu hiện tình đồng chí trực tiếp. c. Luận điểm 3: Những đặc sắc về nghệ thuât: Chi tiết, hình ảnh chân thật; ngôn ngữ giản dị, cô đọng, hàm súc; phép hoán dụ , nhân hóa, liệt kê, cấu trúc sóng đôi, đối ứng. Kết bài: Khái quát chung: - Đoạn thơ diễn tả cảm động, chân thực những biểu hiện cao đẹp về tình đồng chí.
- * Mở bài: đảm bảo ngắn gọn, đủ ý ( độc đáo, hấp dẫn) viết theo lối trực tiếp; gián tiếp (theo đề tài, giai đoạn, trích dẫn một câu nói, câu thơ ) • Mở bài trực tiếp: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Khái quát đoạn thơ. • Mở bài gián tiếp: - Đề tài, chủ đề - Giới thiệu tác phẩm. - Khái quát đoạn thơ. *Thân bài: Trình bày mỗi luận điểm ít nhất là một đoạn văn (theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp,) nên có câu chứa luận điểm, giữa các luận điểm cần liên kết chặt chẽ với nhau. *Kết bài: đảm bảo ngắn gọn, ấn tượng và tương ứng với mở bài về dung lượng.
- Chính Hữu (1926-2007) tên khai sinh là Trần Đình Đắc, Là nhà quân đội hoạt động trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ông làm thơ từ năm 1947 nhưng hầu như chỉ viết về đề tài người lính và chiến tranh. Thơ ông cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, Hàm súc. Bài thơ “Đồng chí” sáng tác đầu năm 1948 khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đoạn thơ trên là một trong những đoạn thơ hay viết về những cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội của những người lính. (Nguyễn Hằng Nga) Hình thức: Chưa lùi đầu dòng, viết hoa bừa bãi. Nội dung: Thừa thông tin về năm sinh, năm mất, tên khai sinh của tác giả. Câu văn cuối chưa giới thiệu đúng nội dung đoạn thơ.
- tình đồng chí được biểu hiện ở sự thông cảm và thấu hiểu những tâm tư nỗi lòng của nhau. Họ thấu hiểu cảnh ngộ, mối bận lòng của nhau về chốn quê nhà. Với người nông dân, ruộng nương, căn nhà là cả cơ nghiệp, là ước mơ ngàn đời của họ vậy mà họ đã gác lại để ra đi đánh giặc. Từ “mặc kệ” thể hiện ý chí quyết tâm gác bỏ tình riêng ra đi vì nghĩa lớn của những người lính. Anh ra đầy quyết tâm mạnh mẽ nhưng thẳm sâu trong tâm hồn vẫn là nỗi nhớ quê hương, gia đình thân thiết. “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính “ giếng nước gốc đa là hoán dụ gợi về quê hương, về người thân nơi hậu phương của người lính. Nói quê hương nhớ người ra lính nhưng thực chất là người ra lính nhớ quê nhà, nỗi nhớ hai chiều ấy được diễn tả thật tinh tế, kín đáo và sâu sắc. Chính quê hương là động lực để người chiến sĩ vững chắc tay súng. Ở nơi phương xa người lính vẫn đang tự hào về chính mình, về chiến công của mình. (Dương Minh Tài) Hình thức: Chưa viết hoa chữ cái đầu của câu mở đoạn. Nội dung: Câu cuối chưa hướng vào chủ đề.
- Đó là những cơn sốt rét rừng triền miên đang tàn phá cơ thể của những người lính. Họ trải qua vô vàn những khó khăn, thiếu thốn như: áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày Tác giả sử dụng phép liệt kê, những câu thơ có sự đối ứng, hình ảnh sóng đôi giống như hai người đồng chí bên nhau, dù trong gian lao vẫn luôn đồng hành cùng nhau. Trong khó khăn, những người lính vẫn luôn nở nụ cười lạc quan để vượt lên trên sự khắc nghiệt của thời tiết nơi núi rừng. Thật cảm động biết bao với hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” cái nắm tay chất chứa bao yêu thương trìu mến, là lời động viên chân thành, là sự cảm thông của những người lính. Những bàn tay tìm đến nhau để truyền cho nhau hơi ấm, niềm tin, sức mạnh để vượt qua bao khó khăn, gian khổ. Tay nắm lấy bàn tay còn là lời hứa lập công của ý chí quyết tâm chiến đấu, chiến thắng kẻ thù. Đoạn thơ đã sử dụng những chi tiết, hình ảnh thơ rất chân thực, ngôn ngữ giản dị, cô đọng, hàm súc. Phép nghệ thuật liệt kê, cấu trúc sóng đôi, đối ứng đã diễn tả thành công tình đồng chí, đòng đội trong khó khăn, gian khổ. Thiếu câu mở đoạn, luận điểm. Giữa đoạn này với đoạn kia chưa có sự liên kết.
- Tình đồng chí còn được biểu hiện ở sự đồng cam cộng khổ chia sẻ gian lao thiếu thốn trong cuộc đời quân ngũ. Đó là những cơn sốt rét rừng triền miên đang tàn phá cơ thể của những người lính. Họ trải qua vô vàn những khó khăn, thiếu thốn như: áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày Tác giả sử dụng phép liệt kê, những câu thơ có sự đối ứng, hình ảnh sóng đôi giống như hai người đồng chí bên nhau, dù trong gian lao vẫn luôn đồng hành cùng nhau. Trong khó khăn, những người lính vẫn luôn nở nụ cười lạc quan để vượt lên trên sự khắc nghiệt của thời tiết nơi núi rừng. Thật cảm động biết bao với hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” cái nắm tay chất chứa bao yêu thương trìu mến, là lời động viên chân thành, là sự cảm thông của những người lính. Những bàn tay tìm đến nhau để truyền cho nhau hơi ấm, niềm tin, sức mạnh để vượt qua bao khó khăn, gian khổ. Tay nắm lấy bàn tay còn là lời hứa lập công của ý chí quyết tâm chiến đấu, chiến thắng kẻ thù. Đoạn thơ Không chỉ thành công về nội dung mà còn có rất nhiều những đặc sắc về nghệ thuật. Tác giả đã sử dụng những chi tiết, hình ảnh thơ rất chân thực, ngôn ngữ giản dị, cô đọng, hàm súc. Phép nghệ thuật liệt kê, cấu trúc sóng đôi, đối ứng đã diễn tả thành công tình đồng chí, đòng đội trong khó khăn, gian khổ.
- III. Bài tập vận dụng - Viết hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận ở dạng 2 về tình bạn đẹp. - Hoàn chỉnh bài viết ở dạng 3 nghi luận văn học.